digitalRead()

Giới thiệu

Đọc tín hiệu điện từ một chân digital (được thiết đặt là INPUT). Trả về 2 giá trị HIGH hoặc LOW.

Cú pháp

digitalRead(pin)

Thông số

pin: giá trị của digital muốn đọc

Trả về

HIGH hoặc LOW

Ví dụ

Ví dụ này sẽ làm cho đèn led tại pin 13 nhận giá trị như giá trị tại pin 2

int ledPin = 13; // chân led 13
int inPin = 2;   // button tại chân 2
int val = 0;     // biến "val" dùng để lưu tín hiệu từ digitalRead

void setup()
{
  pinMode(ledPin, OUTPUT);      // đặt pin digital 13 là output
  pinMode(inPin, INPUT);      // đặt pin digital 2 là input
}

void loop()
{
  val = digitalRead(inPin);   //  đọc tín hiệu từ digital2
  digitalWrite(ledPin, val);    // thay đổi giá trị của đèn LED là giá trị của digital 2
}

Chú ý

Nếu chân input không được kết nối với bất kỳ một thứ gì thì hàm digitalRead() sẽ trả về tín hiệu HIGH hoặc LOW một cách "hên xui"

Các chân Analog cũng có thể dùng được digitalRead với các cổng pin có tên như là: A0, A1,...

Reference Tags: 
lên
25 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Lập trình PLC cơ bản - Bài 005 - Hướng dẫn kết nối iNut PLC tới server nội bộ / server tại biên / server không cần qua bên thứ 3

Khi sử dụng một thiết bị IoT trong công nghiệp, đại đa số chủ đầu tư sẽ quan tâm đến việc máy chủ của họ sẽ nằm ở đâu trong quá trình lưu trữ và sử dụng một hệ thống IoT. Vì sao lại như thế? Vì họ không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ hoặc là nhà cung cấp Internet,... Máy móc thiết bị mua thì phải thuộc sỡ hữu của họ chứ không phải là đi thuê mướn,... Và giải pháp cho toàn bộ  việc đó chính là iNut PLC với khả năng tích hợp vào một máy chủ bên thứ 3 nhưng vẫn đảm bảo lưu thông của toàn bộ hệ thống IoT. Đem IoT từ trên mây (clouding) về nhà máy (tại biên - edge computing). Cùng khám phá nhé.

lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Tài liệu kỹ thuật bỏ túi để lập trình Internet of Things - Vận hành, điều khiển và quản lý thiết bị qua Internet trong 1 nốt nhạc

Kính chào quý vị và các bạn!

Lập trình Internet of Things được biết đến là một thứ vô cùng khó khăn và phức tạp. Nơi này, trước đây không phải dành cho tất cả mọi người. Nhưng, để đưa Việt Nam trở thành một cường quốc về công nghệ cao và đi tắt đón đầu nhờ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì bài toán Internet of Things phải được giải quyết bằng chính trí tuệ của tất cả mọi người. Cuối cùng, để giải quyết được đồ thị Đa dụng và Dễ sử dụng, iNut Node-red IDE đã ra đời, giải pháp cung cấp một phương pháp sáng tạo, cho phép người dùng lập trình ứng dụng IoT bằng những khối lệnh kéo thả với những ví dụ ngay trong app. Ngay cả một học sinh tiểu học học STEM cũng có thể làm được. Hãy cùng khám phá nhé!

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.