digitalRead()

Giới thiệu

Đọc tín hiệu điện từ một chân digital (được thiết đặt là INPUT). Trả về 2 giá trị HIGH hoặc LOW.

Cú pháp

digitalRead(pin)

Thông số

pin: giá trị của digital muốn đọc

Trả về

HIGH hoặc LOW

Ví dụ

Ví dụ này sẽ làm cho đèn led tại pin 13 nhận giá trị như giá trị tại pin 2

int ledPin = 13; // chân led 13
int inPin = 2;   // button tại chân 2
int val = 0;     // biến "val" dùng để lưu tín hiệu từ digitalRead

void setup()
{
  pinMode(ledPin, OUTPUT);      // đặt pin digital 13 là output
  pinMode(inPin, INPUT);      // đặt pin digital 2 là input
}

void loop()
{
  val = digitalRead(inPin);   //  đọc tín hiệu từ digital2
  digitalWrite(ledPin, val);    // thay đổi giá trị của đèn LED là giá trị của digital 2
}

Chú ý

Nếu chân input không được kết nối với bất kỳ một thứ gì thì hàm digitalRead() sẽ trả về tín hiệu HIGH hoặc LOW một cách "hên xui"

Các chân Analog cũng có thể dùng được digitalRead với các cổng pin có tên như là: A0, A1,...

Reference Tags: 
lên
23 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Cài đặt Windows 10 IOT Core trên Raspberry Pi 2

Các bạn đã từng dùng Raspberry Pi để làm các dự án IOT thì ắt hẳn đã từng dùng hệ điều hành Raspbian, đúng không nào? Tuy nhiên, để chinh phục được nó, yêu cầu người lập trình phải biết nhiều về hiệu điều hành nếu muốn đi sâu. Nhưng rất may mắn, vì hệ điều hành raspbian này được xây dựng từ debian với việc gọt bớt các kernel không cần thiết, nên tài liệu về nó có rất nhiều trên google. Ở Việt Nam mình, Raspberry Pi đã không còn mới nữa, và cả hệ điều hành Raspbian cũng vậy. Tuy nhiên, đầu năm 2015, Microsoft đã chính thức ra mắt hệ điều hành Windows 10 IOT và có thể chạy được trên Raspberry Pi 2. Các bạn có muốn trải nghiệm không?

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.