digitalWrite()

Giới thiệu

Xuất tín hiệu ra các chân digital, có 2 giá trị là HIGH hoặc là LOW

Nếu một pin được thiết đặt là OUTPUT bởi pinMode(). Và bạn dùng digitalWrite để xuất tín hiệu thì điện thế tại chân này sẽ là 5V (hoặc là 3,3 V trên mạch 3,3 V) nếu được xuất tín hiệu là HIGH, và 0V nếu được xuất tín hiệu là LOW.

Nếu một pin được thiết đặt là INPUT bởi pinMode(). Lúc này digitalWrite sẽ bật (HIGH) hoặc tắt (LOW) hệ thống điện trở pullup nội bộ. Chúng tôi khuyên bạn nên dùng INPUT_PULLUP nếu muốn bật hệ thống điện trở pullup nội bộ.

Cú pháp

digitalWrite(pin,value)

Thông số

pin: Số của chân digital mà bạn muốn thiết đặt

value: HIGH hoặc LOW

Trả về

không

Ví dụ

int ledPin = 13;                 // đèn LED được kết nối với chân digital 13

void setup()
{
  pinMode(ledPin, OUTPUT);      // thiết đặt chân ledPin là OUTPUT
}

void loop()
{
  digitalWrite(ledPin, HIGH);   // bật đèn led
  delay(1000);                  // dừng trong 1 giây
  digitalWrite(ledPin, LOW);    // tắt đèn led
  delay(1000);                  // dừng trong 1 giây
}

Reference Tags: 
lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Giấy phép nguồn mở, giấy phép tài liệu mở - Quyền lợi, nghĩa vụ của bạn trong thế giới nguồn mở

Trong thời đại số này, việc tiếp cận và sử dụng những tri thức đã không còn khó khăn, bạn chỉ cần một trình duyệt và một máy tính cùng với đường truyền mạng mà đã có thể truy cập vào nguồn tri thức rộng lớn trên thế giới. Nhưng, có bao giờ bạn tự nghĩ, ngoài quyền lợi cực lớn là được tiếp xúc với tri thức mở và được tác giả hỗ trợ khi gặp lỗi, bạn có trách nhiệm và nghĩa vụ gì? Và khi là bạn là tác giả, bạn sẽ được những quyền gì và với việc ý thức được quyền của mình, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong thế giới nguồn mở. Bạn sẽ hiểu được: không phải thứ gì mình có source thì nó đều là "nguồn mở", không phải thứ gì cho mình dùng miễn phí đều là nguồn mở,... Ý thực được điều này, giúp bạn đi nhanh và xa trong thế giới nguồn mở thế giới!

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Làm mô hình đèn giao thông cực kì đơn giản với ATTiny13

Đèn giao thông đã quá quen thuộc với các bạn phải không nào. Với những ánh đèn đầy màu sắc này, bạn có tạo thành một cột đèn giao thông cực kì đơn giản cho sa bàn của bạn. Hôm nay, chúng ta sẽ dành ra khoảng 20 phút để làm mạch đèn đầy sáng tạo này nhé. Qua bài viết này, mình hi vọng bạn sẽ học cách sử dụng bé ATTiny13 để lập trình những ứng dụng yêu cầu kích thước bé nhé.

lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.