Làm mô hình đèn giao thông cực kì đơn giản với ATTiny13

Để làm được bài này, bạn cần chuẩn bị Arduino IDE Classic, các bản Arduino 1.5.x, 1.6.x phải chỉnh sửa nhiều hơn thì mới làm được!

Giới thiệu

Đèn giao thông đã quá quen thuộc với các bạn phải không nào. Với những ánh đèn đầy màu sắc này, bạn có tạo thành một cột đèn giao thông cực kì đơn giản cho sa bàn của bạn. Hôm nay, chúng ta sẽ dành ra khoảng 20 phút để làm mạch đèn đầy sáng tạo này nhé. Qua bài viết này, mình hi vọng bạn sẽ học cách sử dụng bé ATTiny13 để lập trình những ứng dụng yêu cầu kích thước bé nhé.

Kiến thức cần biết

  1. Lập trình vi điều khiển ATTiny13 bằng Arduino

Phần cứng

Lắp mạch

Lập trình và giải thích

Mục đích của tớ khi viết bài này là giúp các cậu thực hành với vi điều khiển ATTiny13, vì vậy phần lập trình vô cùng đơn giản, và chỉ bao gồm các hàm pinMode, delaydigitalWrite! Ngoài ra, cuối bài viết này là một file proteus giúp các bạn làm quen hơn với phần mềm này, nếu các bạn chưa biết về proteus xin tham khảo ở bài viết Cách xuất file .HEX từ Arduino IDE và mô phỏng Arduino trên phần mềm Proteus

int greenled = 0;
int yellowled = 1;
int redled = 4;

void setup()
{
  //pinMode các đèn led
  
  pinMode(greenled, OUTPUT);
  pinMode(yellowled, OUTPUT);
  pinMode(redled, OUTPUT);
  // cài đặt timer
  TCCR0B |=  _BV(CS02)  ; 
}

void _delay(word time = 1) { // Xây dựng lại hàm delay
  for (word i = 1; i<=time;i++) {
    delayMicroseconds(150);
  }
}

void loop()
{
  digitalWrite(greenled, HIGH); //Bật đèn xanh trong 5 giây
  _delay(5000);
  digitalWrite(greenled, LOW); //Tắt đèn xanh, bật đèn vàng trong 1 giây
  digitalWrite(yellowled, HIGH);
  _delay(1000);
  digitalWrite(yellowled, LOW); //tắt đèn vàng bật đèn đỏ trong 5 giây
  digitalWrite(redled, HIGH);
  _delay(5000);
  digitalWrite(redled,LOW);//Tắt đèn đỏ
}

Khi bạn "lên mạch" thì nó đơn giản như thế này nè :D

Bạn có thể download file Proteus này tại đây (nhớ chỉnh lại đường dẫn Program file nhé, và nếu bạn muốn file hex ngay thì nó đây).

Kết luận

Con mèo nó kêu meo meo, đó là điều hiển nhiên phải không nào? Vì vậy, đừng lo lắng, bạn đã có mục tiêu là làm được ngay thôi, hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ càng hoàn thiện các kĩ năng của mình và hoàn thiện các dự án táo bạo hơn!

lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Vấn đề của số chấm động và số nguyên trong ngôn ngữ lập trình C++ trên board mạch Arduino

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Dự án của mình làm tốt thế này, chạy ngon lành rành rành thế này, chắc không có bugs đâu?". Thực sự, nếu dự án của bạn không có phần xử lý số thực chấm động trong đó thì mình nghĩ phần code của bạn sẽ hoạt động ngon lành theo thời gian. Nhưng mà có số thực thì từ từ, chúng ta cần xét lại code. Trước đây, có một số bạn nhắn tin riêng hỏi mình về code với điểm chung là "code mình chạy ngon lành lúc đầu, sau đó bị lỗi, không rõ nguyên nhân". Loại trừ các phần code logic sai ra, thì hầu hết đều là do lỗi khi xử lý số chấm động mà không quan tâm đến nền tảng lập trình bên dưới! Mà cũng đúng, chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi chính đoạn code chúng ta viết. Vì nó có báo lỗi biên dịch đâu mà, kaka. Qua bài viết này, mình muốn phân tích và cùng các bạn rút kinh nghiệm về số chấm động float, cách hạn chế lỗi sai với số chấm động.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.