float

Giới thiệu

Để định nghĩa 1 kiểu số thực, bạn có thể sử dụng kiểu dữ liệu float. Một biến dùng kiểu dữ liệu này có thể đặt một giá trị nằm trong khoảng  -3.4028235E+38 đến 3.4028235E+38. Nó chiếm 4 byte bộ nhớ.

Với kiểu dữ liệu float bạn có từ 6-7 chữ số có nghĩa nằm ở bên mỗi bên dấu ".". Điều đó có nghĩa rằng bạn có thể đặt một số thực dài đến 15 ký tự (bao gồm dấu .)

Lưu ý

Để biểu diễn giá trị thực của một phép chia bạn phải 2 số thực chia cho lẫn nhau. Ví dụ: bạn xử lý phép tính 5.0 / 2.0 thì  kết quả sẽ trả về là 2.5. Nhưng nếu mà bạn xử lý phép tính 5 / 2 thì kết quả sẽ là 2 (vì hai số nguyên chia nhau sẽ ra một số nguyên).

Ví dụ

float myfloat;
float sensorCalbrate = 1.117;

Cú pháp

float var = val; 

var: tên biến

val: giá trị

Code tham khảo

int x;
int y;
float z;

x = 1;
y = x / 2;            // y sẽ trả về kết quả là 0
z = (float)x / 2.0;   //z sẽ có kết quả là 0.5 (bạn nhập 2.0, chứ không phải là 2)
Reference Tags: 
lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

MJPG Streamer vs Intel Galileo - Truyền hình ảnh từ webcam trong mạng LAN với Intel Galileo

Vấn đề truyền hình ảnh từ webcam trong mạng LAN không phải là một vấn đề mới trong việc lập trình nhúng. Ví dụ như trên Raspberry Pi, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng MJPG Streamer để làm được việc này. Tuy nhiên, khác với Raspberry Pi, Intel Galieo không đơn giản như vậy, bởi vì chưa có một bài viết hoàn chỉnh chỉ về vấn đề này trên cộng đồng Intel Galileo thế giới. Vì vậy, mình muốn đóng góp một phần nhỏ để các bạn có thể làm được điều này trên con Intel Galileo của mình (không phân biệt Intel Galileo Gen 1 hay Intel Galileo Gen 2 nhé).

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.