float

Giới thiệu

Để định nghĩa 1 kiểu số thực, bạn có thể sử dụng kiểu dữ liệu float. Một biến dùng kiểu dữ liệu này có thể đặt một giá trị nằm trong khoảng  -3.4028235E+38 đến 3.4028235E+38. Nó chiếm 4 byte bộ nhớ.

Với kiểu dữ liệu float bạn có từ 6-7 chữ số có nghĩa nằm ở bên mỗi bên dấu ".". Điều đó có nghĩa rằng bạn có thể đặt một số thực dài đến 15 ký tự (bao gồm dấu .)

Lưu ý

Để biểu diễn giá trị thực của một phép chia bạn phải 2 số thực chia cho lẫn nhau. Ví dụ: bạn xử lý phép tính 5.0 / 2.0 thì  kết quả sẽ trả về là 2.5. Nhưng nếu mà bạn xử lý phép tính 5 / 2 thì kết quả sẽ là 2 (vì hai số nguyên chia nhau sẽ ra một số nguyên).

Ví dụ

float myfloat;
float sensorCalbrate = 1.117;

Cú pháp

float var = val; 

var: tên biến

val: giá trị

Code tham khảo

int x;
int y;
float z;

x = 1;
y = x / 2;            // y sẽ trả về kết quả là 0
z = (float)x / 2.0;   //z sẽ có kết quả là 0.5 (bạn nhập 2.0, chứ không phải là 2)
Reference Tags: 
lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

VMIG - Vòng 3 - Vòng chung kết [Cập nhập 21/12/2015]

Điều mà các bạn đang mong chờ đã đến rồi đây. Hôm nay, 17/12/2015, chúng ta đã biết được 16 nhóm đã xuất sắc đoạt vé vào vòng chung kết cuộc thi VMIG.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Tạo một quy trình công nghiệp với các bước bằng Arduino

Như đã nói ở vấn đề trước Xử lý nhiều tiến trình cùng một lúc trên Arduino - Có thể hay không?, chúng ta có thể xử lý nhiều tiến trình trên Arduino theo cơ chế bất đồng bộ. Tuy nhiên, một vấn đề khá hay mà từ các bình luận ở bài viết đó, mình mới ngộ ra được, đó là làm thế nào để xây dựng một quy trình công việc thực sự trên một board mạch Arduino. Thiết nghĩ, điều đó, hoàn toàn có thể thực hiện được, và xin chia sẻ với mọi người qua bài viết này nhằm giúp tất cả chúng ta có một thư viện chuẩn để làm những công việc phức tạp hơn.

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.