float

Giới thiệu

Để định nghĩa 1 kiểu số thực, bạn có thể sử dụng kiểu dữ liệu float. Một biến dùng kiểu dữ liệu này có thể đặt một giá trị nằm trong khoảng  -3.4028235E+38 đến 3.4028235E+38. Nó chiếm 4 byte bộ nhớ.

Với kiểu dữ liệu float bạn có từ 6-7 chữ số có nghĩa nằm ở bên mỗi bên dấu ".". Điều đó có nghĩa rằng bạn có thể đặt một số thực dài đến 15 ký tự (bao gồm dấu .)

Lưu ý

Để biểu diễn giá trị thực của một phép chia bạn phải 2 số thực chia cho lẫn nhau. Ví dụ: bạn xử lý phép tính 5.0 / 2.0 thì  kết quả sẽ trả về là 2.5. Nhưng nếu mà bạn xử lý phép tính 5 / 2 thì kết quả sẽ là 2 (vì hai số nguyên chia nhau sẽ ra một số nguyên).

Ví dụ

float myfloat;
float sensorCalbrate = 1.117;

Cú pháp

float var = val; 

var: tên biến

val: giá trị

Code tham khảo

int x;
int y;
float z;

x = 1;
y = x / 2;            // y sẽ trả về kết quả là 0
z = (float)x / 2.0;   //z sẽ có kết quả là 0.5 (bạn nhập 2.0, chứ không phải là 2)
Reference Tags: 
lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Lịch sử mạch bán dẫn IC

Vi mạch tích hợp, hay vi mạch, hay mạch tích hợp (integrated circuit, gọi tắt IC, còn gọi là chip theo thuật ngữ tiếng Anh) là các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn (như transistor) và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết nối với nhau, kích thước cỡ micrômét (hoặc nhỏ hơn) chế tạo bởi công nghệ silicon cho lĩnh vực điện tử học. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu về lịch sử của nó.

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Dùng ATTiny13 để shiftOut ra IC 595 điều khiển nhiều LED

Qua bài viết Bài 2: Attiny13 - Trợ thủ đắc lực của Arduino - Lập trình nó?, chúng ta đã biết được cách lập trình một bé ATTiny13 để làm nhấp nháy một chú đèn LED. Hôm nay, chúng ta sẽ nâng cao một tí nữa, chúng ta sẽ lập trình chú ATTiny13 này để shiftOut ra 8 LED và hơn thế nữa!

Nếu bạn chưa biết về shiftOut, bạn có thể xem bài viết này và thực hiện nó trước!

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.