#include

Giới thiệu

#include cho phép chương trình của bạn tải một thư viện đã được viết sẵn. Tức là bạn có thể truy xuất được những tài nguyên trong thư viện này từ chương trình của mình. Nếu bạn có một đoạn code và cần sử dụng nó trong nhiều chương trình, bạn có thể dùng #include để nạp đoạn code ấy vào chương trình của mình, thay vì phải chép đi chép lại đoạn code ấy.

Cú pháp

#include <[đường dẫn đến file chứa thư viện]>

Ví dụ

Giả sử bạn có thư mục cài đặt Arduino IDE tên là ArduinoIDE, thư viện của bạn có tên là EEPROM (được lưu ở \ArduinoIDE\libraries\EEPROM\)

Một đoạn code lưu ở file code.h nằm trong thư mục function của thư viện EEPROM thì được khai báo như sau:

#include <function/code.h>  //đường dẫn đầy đủ: \ArduinoIDE\libraries\EEPROM\function\code.h

 

Reference Tags: 
lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

[Intel Galileo] Cài đặt Linux Yocto (iot-devkit) lên Intel Galileo

Để hỗ trợ cho nền tảng Galileo của mình, Intel đã cho ra mắt bộ Intel IoT Developer Kit (iot-devkit) bao gồm cả haware (các linh kiện giống như trên nền tảng Arduino) và software (OS, IDE, các tool phát triển,...). Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cài Linux Yocto - là một hệ điều hành thuộc nhánh Software trong iot-devkit.

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Làm sao để phá hỏng Arduino Uno R3

Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi đọc cái tiêu đề này. Thông thường, bạn sẽ đi tìm hiểu cách sử dụng Arduino, nhưng hôm nay, mình sẽ làm ngược lại, đó là tìm hiểu cách phá hủy chúng. Khi ta đã biết cách làm hỏng một thứ gì đó, ta sẽ có thể sử dụng chúng cẩn thận hơn, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.