millis()

Giới thiệu

millis() có nhiệm vụ trả về một số - là thời gian (tính theo mili giây) kể từ lúc mạch Arduino bắt đầu chương trình của bạn. Nó sẽ tràn số và quay số 0 (sau đó tiếp tục tăng) sau 50 ngày.

Tham số

không

Trả về

một số nguyên kiểu unsigned long là thời gian kể từ lúc thương trình Arduino được khởi động

Ví dụ

unsigned long time;

void setup(){
  Serial.begin(9600);
}
void loop(){
  Serial.print("Time: ");
  time = millis();
  // in ra thời gian kể từ lúc chương trình được bắt đầu 
  Serial.println(time);
  // đợi 1 giây trước khi tiếp tục in
  delay(1000);
}

Lưu ý quan trọng:

Các hàm về thời gian trong Arduino gồm millis() và micros() sẽ bị tràn số sau 1 thời gian sử dụng. Với hàm millis() là khoảng 50 ngày. Tuy nhiên, do là kiểu số nguyên không âm (unsigned long) nên ta dễ dàng khắc phục điều này bằng cách sử dụng hình thức ép kiểu.

unsigned long time;
byte ledPin = 10;
void setup()
{
    // khởi tạo giá trị biến time là giá trị hiện tại
    // của hàm millis();
    time = millis();
    pinMode(ledPin, OUTPUT);
    digitalWrite(ledPin, LOW);
}

void loop() 
{
    // Lưu ý các dấu ngoặc khi ép kiểu
    // đoạn chương trình này có nghĩa là sau mỗi 1000 mili giây
    // đèn Led ở chân số 10 sẽ thay đổi trạng thái
    if ( (unsigned long) (millis() - time) > 1000)
    {
    
        // Thay đổi trạng thái đèn led
        if (digitalRead(ledPin) == LOW)
        {
            digitalWrite(ledPin, HIGH);
        } else {
            digitalWrite(ledPin, LOW);
        }
        
        // cập nhật lại biến time
        time = millis();
    }
}

Thông thường, nếu ta có 2 số A, B và B lớn hơn A ( B > A) thì phép trừ thu được A-B là một số âm. Nhưng khi ép kiểu unsigned long là kiểu số nguyên dương, không có số âm nên giá trị trả về là 1 số nguyên dương lớn.

Ví dụ: kết quả của phép trừ:

unsigned long ex = (unsigned long) (0 - 1); 

là 4294967295, con số này chính là giá trị lớn nhất của kiểu số unsigned long. Giống như bạn đạp xe 1 vòng và quay về vạch xuất phát vậy.

Reference Tags: 
lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

kLaserCutter - Tự làm máy cắt laser bằng mã nguồn người Việt - Phần 2: Máy cắt laser thành thiết bị IOT

Như ở bài viết trước trong chuỗi bài viết về máy cắt laser của mình. Chúng ta đã cùng nhau tìm cách dựng một máy cắt bằng chính khả năng sáng tạo của riêng bản thân mỗi người. Hôm nay, mình xin giới thiệu về cách mà mình đã biến chiếc máy cắt của mình thành một thiết bị IOT. Hay ở chỗ, qua bài viết này, bạn có thể biến bất kỳ chiếc máy cắt laser nào (đã được nạp firmware) trở thành một chiếc bị IOT. Thật hay phải không nào? Còn chần chờ gì nữa, hãy bắt nay vào làm thôi.

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.