millis()

Giới thiệu

millis() có nhiệm vụ trả về một số - là thời gian (tính theo mili giây) kể từ lúc mạch Arduino bắt đầu chương trình của bạn. Nó sẽ tràn số và quay số 0 (sau đó tiếp tục tăng) sau 50 ngày.

Tham số

không

Trả về

một số nguyên kiểu unsigned long là thời gian kể từ lúc thương trình Arduino được khởi động

Ví dụ

unsigned long time;

void setup(){
  Serial.begin(9600);
}
void loop(){
  Serial.print("Time: ");
  time = millis();
  // in ra thời gian kể từ lúc chương trình được bắt đầu 
  Serial.println(time);
  // đợi 1 giây trước khi tiếp tục in
  delay(1000);
}

Lưu ý quan trọng:

Các hàm về thời gian trong Arduino gồm millis() và micros() sẽ bị tràn số sau 1 thời gian sử dụng. Với hàm millis() là khoảng 50 ngày. Tuy nhiên, do là kiểu số nguyên không âm (unsigned long) nên ta dễ dàng khắc phục điều này bằng cách sử dụng hình thức ép kiểu.

unsigned long time;
byte ledPin = 10;
void setup()
{
    // khởi tạo giá trị biến time là giá trị hiện tại
    // của hàm millis();
    time = millis();
    pinMode(ledPin, OUTPUT);
    digitalWrite(ledPin, LOW);
}

void loop() 
{
    // Lưu ý các dấu ngoặc khi ép kiểu
    // đoạn chương trình này có nghĩa là sau mỗi 1000 mili giây
    // đèn Led ở chân số 10 sẽ thay đổi trạng thái
    if ( (unsigned long) (millis() - time) > 1000)
    {
    
        // Thay đổi trạng thái đèn led
        if (digitalRead(ledPin) == LOW)
        {
            digitalWrite(ledPin, HIGH);
        } else {
            digitalWrite(ledPin, LOW);
        }
        
        // cập nhật lại biến time
        time = millis();
    }
}

Thông thường, nếu ta có 2 số A, B và B lớn hơn A ( B > A) thì phép trừ thu được A-B là một số âm. Nhưng khi ép kiểu unsigned long là kiểu số nguyên dương, không có số âm nên giá trị trả về là 1 số nguyên dương lớn.

Ví dụ: kết quả của phép trừ:

unsigned long ex = (unsigned long) (0 - 1); 

là 4294967295, con số này chính là giá trị lớn nhất của kiểu số unsigned long. Giống như bạn đạp xe 1 vòng và quay về vạch xuất phát vậy.

Reference Tags: 
lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

"Độ hoàn toàn" một cổng Terminal RS-232 mà không sử dụng jack 3.5mm

Ở Việt Nam, việc một bạn học sinh mua một mạch Intel Galileo khá là khó. Trong đó, khó nhất là tiền để mua một mạch Intel Galileo, tuy nhiên, khi mua được mạch về, việc bạn có sử dụng hết chức năng của Intel Galileo hay không là một việc khác. Cái hay nhất, theo tớ nghĩ trên Intel Galileo, mà Arduino không có và bạn khó tiếp cận nhất đó là hệ điều hành Linux. Thực sự thì có nhiều cách để vào Linux của Intel Galileo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cài một hệ điều hành xịn như Debian để biến Intel Galileo trở thành một "máy tính" siêu "xịn" thì bạn buộc phải dùng tới cổng RS - 232. Nếu ở các trung tâm công nghệ lớn thì bạn có thể dễ dàng tìm mua các cổng "RS-232 to DB9" để dễ dàng làm theo các bài hướng dẫn trước. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp cận với một cách khác mà tớ đã sử dụng để giải quyết bài toán không có cáp "RS-232 to DB9".

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Tạo một quy trình công nghiệp với các bước bằng Arduino - Phần 2: công việc có điều kiện

Ở bài viết trước, mình đã đề cập đến vấn đề là "Làm thế nào để xây dựng một quy trình công nghiệp trên Arduino.VN". Ở bài viết đó, mình đã đề cập đến vấn đề quy trình có điều kiện, và với sự hưởng ứng từ Cộng đồng qua vấn đề làm một máy công nghiệp dùng để sản xuất sản xuất thành phẩm, mình muốn đóng góp một cái gì đó để dự án này hoàn thiện, đó cũng làm một cách để rèn luyện khả năng xử lý vấn đề thông qua mô tả mà không trực tiếp "chạy" máy devil​!

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.