% phép chia lấy dư (modulo)

Giới thiệu

Phép chia lấy dư là phép lấy về phần dư của một phép chia các số nguyên.

Cú pháp

<phần dư> = <số bị chia> / <số chia>;

Ví dụ

x = 7 % 5;   // x bây giờ là 2
x = 9 % 5;   // x bây giờ là 4
x = 5 % 5;   // x bây giờ là 0
x = 4 % 5;   // x bây giờ là 4

Mã lập trình tham khảo

/* cập nhập lại giá trị trong hàm loop */

int values[10];
int i = 0;

void setup() {}

void loop()
{
  values[i] = analogRead(0);
  i = (i + 1) % 10;   // giá trị của biến i sẽ không bao giờ vượt quá 9.
}

Lưu ý

Phép chia lấy dư không khả dụng với kiểu dữ liệu float

Reference Tags: 
lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Vietnam Maker Contest with Intel Galileo - VMIG - Cuộc thi sáng tạo với Galileo dành cho Sinh viên Việt Nam

Hôm nay là một ngày vui, 30/7/2015. Vì chỉ còn 2 ngày nữa (1/8/2015), cuộc thi Sáng tạo với Intel Galileo dành cho sinh viên sẽ được chính sức khởi động. Giải thưởng của cuộc thi rất lớn trên 20 triệu đồng, đồng thời chúng ta được hỗ trợ mạch Galileo Gen 2 và 2 triệu động để làm dự án nữa,... còn chần chừ gì mà không tìm hiểu ngay.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lưu các biến CHỈ ĐỌC với PROGMEM

Trong bài Tiết kiệm RAM trong Arduino?, chúng ta đã biết cách lưu chuỗi hằng vào bộ nhớ FLASH thay cho việc lưu hết bọn chúng vào RAM. Như vậy, một hằng chuỗi có thể được lưu vào bộ nhớ FLASH thay vì lưu vào RAM. Vậy, câu hỏi đặt ra là, những biến hằng khác (hằng số, hẳng mảng, hẳng số thực) có thể được lưu vào FLASH thay vì vào RAM hay không?

Trong thực tế, các biến hằng (trừ hằng chuỗi) hầu hết chỉ tốn vài chục byte để lưu trữ nên RAM, nên chúng ta cũng chưa gặp vấn đề gì trong việc lưu trữ hằng số hay hằng mảng cả. Nhưng thỉnh thoảng, có những lúc, ta phải tìm cách lưu trữ chúng ở một nơi khác, ví dụ Bài 12: Phát nhạc bằng Arduino với một cái loa hoặc buzzer.

Chần chừ gì nữa, biết muốn phám khá khả năng của Arduino - hay không?

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.