Vietnam Maker Contest with Intel Galileo - VMIG - Cuộc thi sáng tạo với Galileo dành cho Sinh viên Việt Nam

I. Giới thiệu

Hôm nay là một ngày vui, 30/7/2015. Vì chỉ còn 2 ngày nữa (1/8/2015), cuộc thi Sáng tạo với Intel Galileo dành cho sinh viên sẽ được chính sức khởi động. Giải thưởng của cuộc thi rất lớn trên 20 triệu đồng, đồng thời chúng ta được hỗ trợ mạch Galileo Gen 2 và 2 triệu động để làm dự án nữa,... còn chần chừ gì mà không tìm hiểu ngay.

II. Thể lệ cuộc thi

Mình sẽ tóm tắt và bôi đậm những chỗ cần lưu ý thể lệ cuộc thi để các bạn sinh viên dễ dàng tham khảo, ngoài ra các bạn có thể xem toàn văn thể lệ tại địa chỉ http://cytast.vn/the-le-cuoc-thi-nha-sang-tao-viet-nam-voi-intel-galileo-2015/.

Điều 1. Mục đích của cuộc thi

  1. Cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo (Vietnam Maker Contest with Intel Galileo - VMIG) là cuộc thi sáng tạo đầu tiên tại Việt Nam với quy mô toàn quốc theo xu hướng sáng tạo Maker chung của thế giới. Cuộc thi sử dụng bo mạch Intel® Galileo thế hệ 2 - bo mạch vi điều khiển đầu tiên được Intel nghiên cứu và phát triển dành riêng cho ngành giáo dục - nhằm hỗ trợ các nhà giáo dục, học sinh và những người đam mê sáng tạo biến các ý tưởng thành sản phẩm một cách dễ dàng.
  2. Mục đích của Cuộc thi nhằm khuyến khích tinh thần sáng tạo, nghiên cứu khoa học của sinh viên, đẩy mạnh việc thực hành, ứng dụng trong giảng dạy, giúp xây dựng nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng dự thi

Tất cả sinh viên có quốc tịch Việt Nam đang học tập tại các trường đại học, học viện tại Việt Nam.

Các bạn sinh viên học cùng trường, học viện có thể tham dự theo đội, mỗi đội có tối đa 03 sinh viên (từ 01 đến 03 sinh viên) và 01 giảng viên hỗ trợ.

Điều 3. Nội dung và hình thức thi

  1. Nội dung và tiêu chí đánh giá sản phẩm dự thi
    • Dựa trên nền tảng bo mạch Galileo được Intel cung cấp, thí sinh chọn đề tài một cách độc lập để phát triển tạo ra sản phẩm ứng dụng. Sản phẩm tham gia Cuộc thi có thể liên quan đến các chủ đề sau (nhưng không hạn chế): Phần cứng, điều khiển thiết bị, hệ điều hành, ứng dụng…
    • Tiêu chí chung để đánh giá sản phẩm dự thi:
      • Sử dụng các nguồn lực hiệu quả. (bạn có dùng hết khả năng của Galileo hay không?)
      • Tính nguyên bản của dự án thiết kế.
      • Quy mô và tính phức tạp của sản phẩm.
      • Kế hoạch và kết quả thử nghiệm sản phẩm.
      • Chất lượng và trình bày của báo cáo.
      • Phong cách trình bày báo cáo với Ban Giám khảo.
  2. Hình thức
    • Cuộc thi được tổ chức thành 03 vòng:
      • Vòng thi ý tưởng: Thí sinh đăng ký tham dự chuẩn bị ý tưởng và nộp cho Ban Tổ chức Cuộc thi. Ban Giám khảo chấm, chọn tối đa 40 ý tưởng xuất sắc nhất vào vòng sơ khảo.

      • Vòng sơ khảo: Ban Giám khảo sẽ chấm các sản phẩm dự thi gửi về Ban Tổ chức để chọn tối đa 15 sản phẩm xuất sắc nhất tham gia vòng chung khảo.

      • Vòng chung khảo: Các sản phẩm tham gia vòng chung khảo được triển lãm, chấm trực tiếp và chọn tối đa 10 sản phẩm xuất sắc nhất nhận giải thưởng của Cuộc thi. 

Điều 4. Đăng ký dự thi

Mình tóm lược chỉ ghi phần dành cho sinh viên thôi nhé.

  1. Đăng ký ý tưởng dự thi (theo mẫu) và nộp (bản in và file) tại Văn phòng Đoàn – Hội Sinh viên của trường, học viện đang theo học trước ngày 05/9/2015.
  2. Dự án mà bạn đăng ký sẽ được duyệt, nếu ý tưởng dự thi được vào vòng sơ khảo, thí sinh nộp cho Ban Tổ chức (bản in và file) phiếu đăng ký dự thi, bản thuyết minh dự án (theo mẫu) cùng hình ảnh, video clip giới thiệu về dự án và 02 ảnh màu 4x6 (chụp năm 2015 có ghi rõ thông tin ở mặt sau) trước ngày 25/11/2015.

Điều 5. Thời gian, địa điểm tổ chức thi

  1. Đăng ký dự thi và nộp thuyết minh ý tưởng sáng tạo trước ngày 10/9/2015
  2. Nhận bo mạch Intel Galileo Gen 2 và 2 triệu đồng để triển khai dự án xong trước ngày 20/9/2015bổ sung hồ sơ dự thi cùng báo cáo về dự án trước ngày 25/11/2015.
  3. Chấm sơ khảo tại các địa điểm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng dự kiến đầu tháng 12/2015.
  4. Chấm chung khảo và trao giải dự kiến tại Thủ đô Hà Nội trong 02 ngày 8-9/01/2016.

Điều 6. Giải thưởng của Cuộc thi

  1. Số lượng, giá trị Giải thưởng
    • 01 Giải đặc biệt, trị giá 20 triệu đồng.
    • 01 giải Nhất, trị giá 10 triệu đồng.
    • 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá 07 triệu đồng.
    • 03 giải Ba, mỗi giải trị giá 05 triệu đồng.
    • Từ 03 đến 04 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 03 triệu đồng.
    • 05 giải Phụ, mỗi giải trị giá 01 triệu đồng. 
  2. Giấy chứng nhận tham dự Cuộc thi
    • Tất cả thí sinh dự thi vòng chung khảo sẽ được nhận Giấy chứng nhận tham dự Cuộc thi của Ban Tổ chức.

Điều 7: Bản quyền của các dự án hoàn thiện

  1. Bản quyền
    • Bản quyền của các dự án hoàn thiện sẽ thuộc về các thí sinh. Thí sinh phải tuân theo các luật bản quyền và không vi phạm bản quyền của bất kỳ bên thứ ba nào khác. Ban Tổ chức Cuộc thi, Công ty Intel (đơn vị tài trợ bo mạch) không chịu trách nhiệm liên đới đối với bất kỳ hành vi vi phạm nào của thí sinh.
  2. Bảo hộ quyền sở hữu
    • Khi phát hiện dự án cần được bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…), Ban Tổ chức sẽ thông báo cho người dự thi lập hồ sơ yêu cầu được bảo hộ. Các giải pháp dự thi muốn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phải tiến hành đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ trước ngày công bố trao thưởng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
  3. Quyền của các bên có liên quan
    • Ban Tổ chức Cuộc thi, Công ty Intel (đơn vị tài trợ bo mạch) có toàn quyền công bố và trưng bày các dự án, sử dụng các nội dung, hình ảnh của thí sinh và dự án cho mục tiêu thông tin, quảng bá và không phải trả bất kỳ khoản phí nào. Trong trường hợp Công ty Intel có nhu cầu khai thác các sản phẩm của Cuộc thi cho mục đích thương mại và lợi nhuận, Công ty Intel sẽ tiến hành các trao đổi, thống nhất thỏa thuận cụ thể với các tác giả của sản phẩm.

Điều 8. Kinh phí Cuộc thi

  1. Kinh phí Cuộc thi do Công ty Intel Việt Nam tài trợ và do ngân sách Nhà nước cấp trong dự toán kinh phí hoạt động khoa học, công nghệ hàng năm của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
  2. Các khoản chi cho Cuộc thi gồm: Giải thưởng, công tác tổ chức, tuyên truyền; bo mạch (mỗi đội tham gia vòng sơ khảo được cấp 01 bo mạch Intel Galileo và hỗ trợ 02 triệu đồng); kinh phí ăn, ở và phương tiện đi lại cho thí sinh ở xa trong thời gian diễn ra vòng chung khảo của Cuộc thi.

III. Thêm thông tin

  1. Download: Bảng đăng ký ý tưởng dự án.
  2. Download: Phiếu đăng ký dự thi
  3. Toàn văn thể lệ cuộc thi
  4. Hướng dẫn triển khai cuộc thi

IV. Thông tin liên lạc

Các bạn có thể bình luận trao đổi thông tin tại địa chỉ http://arduino.vn/bai-viet/460-vietnam-maker-contest-intel-galileo-vmig-cuoc-thi-sang-tao-voi-galileo-danh-cho-sinh

Mọi chi tiết đề nghị liên hệ Cơ quan Thường trực Cuộc thi: Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ, Trung ương Đoàn, số 7 Xã Đàn, Quận Đống Đa, Hà Nội; Điện thoại: 04.35772353, Fax: 04.35770253, Website: http://cytast.vn.

Thể lệ và thông tin chi tiết về Cuộc thi:

Website: http://cytast.vn hoặc www.vmig.vn

Fanpage: Facebook/cộng đồng Intel Galileo

Người liên hệ: Nguyễn Sỹ Vinh

ĐT: 0988086273; Email: vinhnguyen73@gmail.com; vmig@gmail.com  

 

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

noTone()

Hàm này có nhiệm vụ kết thúc một sự kiện tone() trên một pin nào đó (đang chạy lệnh tone()). Nếu không có bất kỳ hàm tone() nào đang hoạt động thì hàm này sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến chương trình.

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.