Phạm vi biến

Giới thiệu

Ngôn ngữ Arduino được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình C. Các biến của Arduino, cũng như C, có một phạm trù được gọi là phạm vi biến. Điều này trái ngược với ngôn ngữ BASIC, ở ngôn ngữ BASIC này, mọi biến đều là biến toàn cục.

Một biến toàn cục có nghĩa là, tất cả mọi nơi trong chương trình có thể đọc được và thay đổi dữ liệu của nó mà không cần sử dụng biện pháp hỗ trợ nào. Còn biến cục bộ thì chỉ cỏ có hàm khai báo nó (hoặc các hàm con của hàm đó) có thể thấy và thay đổi được giá trị. Ví dụ, mọi biến nằm ngoài các hàm (như setup() hay loop()) là biến toàn cục, còn nằm bên trong các hàm là biến cục bộ của hàm đó.

Khi chương trình của bạn dần trở nên lớn hơn (về kích thước file lập trình) hoặc phức tạp hơn thì bạn nên dùng các biến cục để trong các hàm để dễ dàng quản lý (thay cho việc khai báo hết toàn bộ là biến toàn cục). Biến cục bộ rất có ích trong việc này vì chỉ có mỗi hàm khai báo nó (và các hàm con) mới sử dụng được nó. Điều này sẽ ngăn chặn các lỗi về logic sẽ xảy ra nếu một hàm thay đổi giá trị của một hàm khác. Ngoài ra, sau khi đoạn chương trình con kết thúc, các biến cục bộ sẽ được tự động giải phóng khỏi bộ nhớ, chương trình chính sẽ có thêm vùng nhớ cho việc xử lý.

Biến cục độ khá hữu ích cho việc khai báo biến của vòng lặp vì chỉ có vòng lặp mới dùng được nó.

Ví dụ

int gPWMval;  // mọi hàm đều có thể thao tác với biến này

void setup()
{
  // ...
}

void loop()
{
  int i;    //  biến "i" chỉ có thể được thao tác bên trong hàm loop()
  float f;  // biến "f" chỉ có thể được thao tác bên trong hàm loop()
  // ...

  for (int j = 0; j <100; j++){
     //biến "j" chỉ có thể được thao tác bên trong vòng lặp này
  }

}

 

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Với 30 phút, tự làm demo thùng nước IoT bơm nước tự động cùng iNut Platform

Bạn muốn kết nối hàng chục thiết bị của mình lên Internet trong nháy mắt... mà không phải code lập trình mạng hay tốn tiền server? Xin giới thiệu với các bạn mô hình thùng nước IoT báo khi nào hết nước và gửi dữ liệu lên Internet. Chỉ với 30 phút là bạn đã có thể khám phá và làm lại được rồi.

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

ESP8266 kết nối Internet - Phần 1.1: ESP8266 đi thuê phòng ở khách sạn Socket Server

Ở bài viết Phần 1: Cài đặt ESP8266 làm một socket client kết nối tới socket server trong mạng LAN. Trong bài này, chúng ta đã làm mô hình một thiết bị ESP8266 kết nối vào Socket Server. Nhưng trong thực tế, Socket là một mô hình mạng có thể kết nối nhiều thiết bị với nhau. Và qua bài viết này, mình làm một ví dụ cho ESP8266 kết nối với một ESP8266 khác. Cùng khám phá nhé.

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.