Phạm vi biến

Giới thiệu

Ngôn ngữ Arduino được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình C. Các biến của Arduino, cũng như C, có một phạm trù được gọi là phạm vi biến. Điều này trái ngược với ngôn ngữ BASIC, ở ngôn ngữ BASIC này, mọi biến đều là biến toàn cục.

Một biến toàn cục có nghĩa là, tất cả mọi nơi trong chương trình có thể đọc được và thay đổi dữ liệu của nó mà không cần sử dụng biện pháp hỗ trợ nào. Còn biến cục bộ thì chỉ cỏ có hàm khai báo nó (hoặc các hàm con của hàm đó) có thể thấy và thay đổi được giá trị. Ví dụ, mọi biến nằm ngoài các hàm (như setup() hay loop()) là biến toàn cục, còn nằm bên trong các hàm là biến cục bộ của hàm đó.

Khi chương trình của bạn dần trở nên lớn hơn (về kích thước file lập trình) hoặc phức tạp hơn thì bạn nên dùng các biến cục để trong các hàm để dễ dàng quản lý (thay cho việc khai báo hết toàn bộ là biến toàn cục). Biến cục bộ rất có ích trong việc này vì chỉ có mỗi hàm khai báo nó (và các hàm con) mới sử dụng được nó. Điều này sẽ ngăn chặn các lỗi về logic sẽ xảy ra nếu một hàm thay đổi giá trị của một hàm khác. Ngoài ra, sau khi đoạn chương trình con kết thúc, các biến cục bộ sẽ được tự động giải phóng khỏi bộ nhớ, chương trình chính sẽ có thêm vùng nhớ cho việc xử lý.

Biến cục độ khá hữu ích cho việc khai báo biến của vòng lặp vì chỉ có vòng lặp mới dùng được nó.

Ví dụ

int gPWMval;  // mọi hàm đều có thể thao tác với biến này

void setup()
{
  // ...
}

void loop()
{
  int i;    //  biến "i" chỉ có thể được thao tác bên trong hàm loop()
  float f;  // biến "f" chỉ có thể được thao tác bên trong hàm loop()
  // ...

  for (int j = 0; j <100; j++){
     //biến "j" chỉ có thể được thao tác bên trong vòng lặp này
  }

}

 

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Code Arduino trên MÂY, bạn có muốn thử hay không?

Từ trước đến giờ, mỗi khi muốn lập trình một bé Arduino, bạn cần phải chuẩn bị driver cho Arduino (hiển nhiên buộc phải có, vì phải giao tiếp với thiết bị ngoại vi là mạch Arduino) và phần mềm lập trình Arduino IDE. Và khi bạn muốn chia sẻ code của mình cho bạn của mình thì cách đơn giản nhất là gửi file sketch cho họ, hoặc nếu cao cấp hơn là sử dụng github hoặc bitbucket (tất nhiên là phải include các thư viện bên thứ ba nếu có). Vậy vấn đề đặt ra trong ngày hôm nay là, liệu có cách nào để có thể chia sẻ sketch của mình với bạn bè và lớn hơn nữa là với cộng đồng Arduino trên thế giới (nói chung) và Việt Nam (nói riêng) hay không?

Và mình đã tìm ra câu trả lời, và không những thế, câu trả lời còn vượt ra ngoài sức mong đợi của chúng ta.

lên
20 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Xây dựng phong trào "Chia sẻ tình yêu với Arduino"

Với mong muốn cháy bỏng, đó là xây dựng được một cộng đồng Arduino Việt Nam, nơi mà ở đó, các bạn có thể học tập, trao đổi, chia sẻ mọi thứ từ kiến thức, module cho đến kinh phí làm dự án với tinh thần chia sẻ và quan tâm. Với tinh thần đó, hiện nay, Cộng đồng Arduino Việt Nam của chúng ta đã trở thành nơi duy nhất có uy tín trong cộng đồng Việt Nam, nơi quy tụ các bạn yêu thích Tự động hóa nói chung và Arduino nói riêng, cùng nhau chia sẻ những khối kiến thức được tích lũy qua quá trình học tập nghiên cứu. Trên tinh thần đó, hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi xa hơn với việc cùng nhau gây dựng phong trào chia sẻ module, chia sẻ tình yêu với Arduino. Hãy cùng đọc, cảm nhận và tham gia cùng chúng tôi nhé.

lên
35 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.