pinMode()

Giới thiệu

Cấu hình 1 pin quy định hoạt động như là một đầu vào (INPUT) hoặc đầu ra (OUTPUT). Xem mô tả kỹ thuật số (datasheet) để biết chi tiết về các chức năng của các chân. 

Như trong phiên bản Arduino 1.0.1, nó có thể kích hoạt các điện trở pullup nội bộ với chế độ INPUT_PULLUP. Ngoài ra, chế độ INPUT vô hiệu hóa một cách rõ ràng điện trở pullups nội bộ.

Cú pháp

pinMode(pin, mode)

Thông số

pin: Số của chân digital mà bạn muốn thiết đặt

mode: INPUT, INPUT_PULLUP hoặc OUTPUT

Trả về

không

Ví dụ

int ledPin = 13;                 // đèn LED được kết nối với chân digital 13

void setup()
{
  pinMode(ledPin, OUTPUT);      // thiết đặt chân ledPin là OUTPUT
}

void loop()
{
  digitalWrite(ledPin, HIGH);   // bật đèn led
  delay(1000);                  // dừng trong 1 giây
  digitalWrite(ledPin, LOW);    // tắt đèn led
  delay(1000);                  // dừng trong 1 giây
}

Ghi chú

Các chân Analog cũng có thể được sử dụng dưới dạng Digital I/O. Ví dụ: A0, A1, ...

Reference Tags: 
lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

noTone()

Hàm này có nhiệm vụ kết thúc một sự kiện tone() trên một pin nào đó (đang chạy lệnh tone()). Nếu không có bất kỳ hàm tone() nào đang hoạt động thì hàm này sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến chương trình.

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Module Relay - Cách sử dụng rơ le và những ứng dụng hay của nó

Rơ-le là một loại linh kiện điện tử thụ động rất hay gặp trong các ứng dụng thực tế. Khi bạn gặp các vấn đề liên quan đến công suất và cần sự ổn định cao, ngoài ra có thể dễ dàng bảo trì, thì rơ-le chính là cái bạn cần tìm. Vì vậy, hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về relay và các ứng dụng của nó trong cuộc sống!

lên
74 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.