pulseIn()

Mô tả

Đọc một xung tín hiệu digital (HIGH/LOW) và trả về chu kì của xung tín hiệu, tức là thời gian tín hiệu chuyển từ mức HIGH xuống LOW hoặc ngược lại (LOW -> HIGH). Một số cảm biến như cảm biến màu sắc như TCS3200D hay cảm biến siêu âm dòng HC-SRxx phải giao tiếp qua xung tín hiệu nên ta phải kết hợp giữa 2 hàm digitalWrite() để xuất tín hiệu và pulseIn() để đọc tín hiệu.

Cú pháp

pulseIn(pin, value);
pulseIn(pin, value, timeout);

Trong đó:

pin là chân được chọn để đọc xung. pin có kiểu dữ liệu là int.

Nếu đặt value là HIGH, hàm pulseIn() sẽ đợi đến khi tín hiệu đạt mức HIGH, khởi động bộ đếm thời gian. Khi tín hiệu nhảy xuống LOW, bộ đếm thời gian dừng lại. pulseIn() sẽ trả về thời gian tín hiệu nhảy từ mức HIGH xuống LOW này. Nếu đặt value là LOW, hàm pulseIn() sẽ làm ngược lại, đó là đo thời gian tín hiệu nhảy từ mức LOW lên HIGH. value có kiểu dữ liệu là int.

Nếu tín hiệu luôn ở một mức HIGH/LOW cố định thì sau khoảng thời gian timeout, hàm pulseIn() sẽ dừng bộ đếm thời gian và trả về giá trị 0. timeout được tính bằng đơn vị micro giây. Giá trị mặc định của timeout là 60.10tương ứng với 1 phút. Giá trị tối đa là 180.10tương ứng với 3 phút. timeout có kiểu dữ liệu là unsigned long.

Trả về

Một số nguyên kiểu unsigned long, đơn vị là micro giây. pulseIn() trả về 0 nếu thời gian nhảy trạng thái HIGH/LOW vượt quá timeout

Ví dụ

int pin = 7;
unsigned long duration;

void setup() {
    Serial.begin(9600);
    pinMode(pin, INPUT);
}

void loop() {
  duration = pulseIn(pin, HIGH);   
  //Hãy nối chân 7 của Arduino vào đường tín hiệu
  //bạn muốn đọc xung
  
  Serial.println(duration);
}

 

Reference Tags: 
lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

HIGH

 Trong lập trình trên Arduino, HIGH là một hằng số có giá trị nguyên là 1. Trong điện tử, HIGH là một mức điện áp lớn hơn 0V. Giá trị của HIGH được định nghĩa khác nhau trong các mạch điện khác nhau, nhưng thường được quy ước ở các mức như 1.8V, 2.7V, 3.3V 5V, 12V, ...

HIGH là một hằng số có giá trị nguyên là 1

Xét đoạn code ví dụ sau:

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

[Intel Galileo] Vài mẹo với Intel Galileo và hệ điều hành Linux Yocto (iot-devkit)

Trên đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn có thể làm việc hiệu quả hơn với hệ điều hành Linux Yocto (iot-devkit) trên Galileo mà mình đã tìm hiểu được. Bài viết này cũng tổng hợp lại các bài viết trước đó đã được đăng tại Arduino.vn

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.