sizeof()

Giới thiệu

Hàm sizeof() có nhiệm vụ trả về số byte bộ nhớ của một biến, hoặc là trả về tổng số byte bộ nhớ của một mảng array.

Cú pháp

sizeof(variable) 

Tham số

variable: mọi kiểu dữ liệu hoặc mọi biến (thuộc bất cứ kiểu dữ liệu nào) hoặc một mảng.

Ví dụ

Hàm sizeof() tỏ ra rất hiệu quả trong việc kiểm tra độ dài chuỗi, nhưng bạn cần lưu ý cho về ký tự "cần cân" của Arduino. Sau đây là một ví dụ về việc đọc từng giá trị của một chuỗi cho trước. Để thấy được hiệu quả chương trình bạn hãy thử thay chuỗi trong ví dụ bằng một chuỗi khác xem.

char myStr[] = "this is a test";
int i;

void setup(){
  Serial.begin(9600);
}

void loop() {
  for (i = 0; i < sizeof(myStr) - 1; i++){
    Serial.print(i, DEC);
    Serial.print(" = ");
    Serial.write(myStr[i]);
    Serial.println();
  }
  delay(5000); // làm chậm chương trình để bạn thấy được chương trình này muốn nói lên điều gì
}

Lưu ý

Vì hàm sizeof sẽ trả về số byte bộ nhớ của một biến hay một mảng nào đó, vì vậy nếu bạn muốn ĐẾM Số phần tử của một mảng số nguyên có kiểu dữ liệu > 1 byte (như là: int, word, float,...) thì bạn cần chia số bộ nhớ của mảng cho số bộ nhớ của kiểu dữ liệu của mảng đó. Ví dụ một mảng có kiểu int.

for (i = 0; i < (sizeof(myInts)/sizeof(int)) - 1; i++) {
  // hàm làm gì đó với biến myInts[i]
}

 

Reference Tags: 
lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Bài 9: Nhấn giữ button để hoán vị trạng thái của LED - Debounce

Chúng ta sẽ tìm cách để xây dựng những sự kiện (event) cho những button của mình. Từ đó xây dựng những hệ thống button-kép của riêng mình!

lên
19 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Cách lưu trữ các biến số, mảng, chuỗi trong Arduino

Bạn có bao giờ tự hỏi những biến số, biến chuỗi hay biến mảng của mình được lâu ở đâu trên Arduino chưa? Trước kia, mình từng nghĩ rằng, nó được lưu ở vùng nhớ flash, nơi lưu trữ code mà chúng ta tải lên. Nhưng không, bình thường nó được lưu ở RAM!

Vậy RAM (viết tắt từ Random Access Memory) là gì? Nó là chữ viết tắt của một loại bộ nhớ chính của máy tính (Arduino cũng có thể xem là một máy tính). Như vậy nếu hết RAM, chương trình của bạn sẽ crash (hư – đỗ vỡ,…) một cách bất ngờ mà bạn không tài nào debug được (nếu bạn chưa đọc về bài này – hoặc những nội dung tương đương).

Vậy, thiết nghĩ, chúng ta cần nắm rõ hơn bản chất của vấn đề này. Nó thật thú vị phải không nào?

lên
19 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.