sizeof()

Giới thiệu

Hàm sizeof() có nhiệm vụ trả về số byte bộ nhớ của một biến, hoặc là trả về tổng số byte bộ nhớ của một mảng array.

Cú pháp

sizeof(variable) 

Tham số

variable: mọi kiểu dữ liệu hoặc mọi biến (thuộc bất cứ kiểu dữ liệu nào) hoặc một mảng.

Ví dụ

Hàm sizeof() tỏ ra rất hiệu quả trong việc kiểm tra độ dài chuỗi, nhưng bạn cần lưu ý cho về ký tự "cần cân" của Arduino. Sau đây là một ví dụ về việc đọc từng giá trị của một chuỗi cho trước. Để thấy được hiệu quả chương trình bạn hãy thử thay chuỗi trong ví dụ bằng một chuỗi khác xem.

char myStr[] = "this is a test";
int i;

void setup(){
  Serial.begin(9600);
}

void loop() {
  for (i = 0; i < sizeof(myStr) - 1; i++){
    Serial.print(i, DEC);
    Serial.print(" = ");
    Serial.write(myStr[i]);
    Serial.println();
  }
  delay(5000); // làm chậm chương trình để bạn thấy được chương trình này muốn nói lên điều gì
}

Lưu ý

Vì hàm sizeof sẽ trả về số byte bộ nhớ của một biến hay một mảng nào đó, vì vậy nếu bạn muốn ĐẾM Số phần tử của một mảng số nguyên có kiểu dữ liệu > 1 byte (như là: int, word, float,...) thì bạn cần chia số bộ nhớ của mảng cho số bộ nhớ của kiểu dữ liệu của mảng đó. Ví dụ một mảng có kiểu int.

for (i = 0; i < (sizeof(myInts)/sizeof(int)) - 1; i++) {
  // hàm làm gì đó với biến myInts[i]
}

 

Reference Tags: 
lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Lưu các biến CHỈ ĐỌC với PROGMEM

Trong bài Tiết kiệm RAM trong Arduino?, chúng ta đã biết cách lưu chuỗi hằng vào bộ nhớ FLASH thay cho việc lưu hết bọn chúng vào RAM. Như vậy, một hằng chuỗi có thể được lưu vào bộ nhớ FLASH thay vì lưu vào RAM. Vậy, câu hỏi đặt ra là, những biến hằng khác (hằng số, hẳng mảng, hẳng số thực) có thể được lưu vào FLASH thay vì vào RAM hay không?

Trong thực tế, các biến hằng (trừ hằng chuỗi) hầu hết chỉ tốn vài chục byte để lưu trữ nên RAM, nên chúng ta cũng chưa gặp vấn đề gì trong việc lưu trữ hằng số hay hằng mảng cả. Nhưng thỉnh thoảng, có những lúc, ta phải tìm cách lưu trữ chúng ở một nơi khác, ví dụ Bài 12: Phát nhạc bằng Arduino với một cái loa hoặc buzzer.

Chần chừ gì nữa, biết muốn phám khá khả năng của Arduino - hay không?

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Arduino Leonardo là gì ?

Chúng ta đã quá quen thuộc với các board mạch Arduino "truyền thống" như Arduino Uno R3, Nano hay phiên bản tối giản là Arduino Pro Mini. Nếu là một người tinh ý, các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy board Arduino Leonardo có kích thước giốn với Arduino, pinout cũng tương tự luôn. Thật vậy, với một người yêu thích Arduino, bạn sẽ có một thắc mắc: Tại sao người ta lại làm ra mạch Arduino Leonardo, trong khi nó "khá giống" với Arduino Uno R3, chứ không muốn nói là giống "hệt", liệu nhà phát triển Arduino quá "rãnh"? Vâng, qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được vì sao Arduino Leonardo lại ra đời, khi nào nên dùng nó, khi nào không và các thông số kĩ thuật cơ bản.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.