static - biến tĩnh

Giới thiệu

Biến tĩnh là biến sẽ được tạo ra duy nhất một lần khi gọi hàm lần đầu tiên và nó sẽ không bị xóa đi để tạo lại khi gọi lại hàm ấy. Đây là sự khác biệt giữa biến tĩnh và biến cục bộ.

Biến tĩnh là loại biến lưỡng tính, vừa có tính chất của 1 biến toàn cục, vừa mang tính chất của 1 biến cục bộ:

  • Tính chất 1 biến toàn cục: biến không mất đi khi chương trình con kết thúc, nó vẫn nằm trong ô nhớ của chương trình và được tự động cập nhật khi chương trình con được gọi lại. Giống như 1 biến toàn cục vậy.
  • Tính chất 1 biến cục bộ: biến chỉ có thể được sử dụng trong chương trình con mà nó được khai báo.

Để khai báo bạn chỉ cần thêm từ khóa "static" trước khai báo biến. Xem ví dụ để rõ hơn.

Ví dụ

void setup(){
  Serial.begin(9600); // Khởi tạo cổng Serial ở baudrate 9600
}
void loop() {
  testStatus();// Chạy hàm testStatus
  delay(500); // dừng 500 giây để bạn thấy được sự thay đổi
}

void testStatus() {
  static int a = 0;// Khi khai báo biến "a" là biến tĩnh
  // thì duy nhất chỉ có 1 lần đầu tiên khi gọi hàm testStatus
  // là biến "a" được tạo và lúc đó ta gán "a" có giá trị là 0

  a++;
  Serial.println(a);
  // Biến a sẽ không bị mất đi khi chạy xog hàm testStatus
  // Đó là sự khác biệt giữa biến tĩnh và biến cục bộ!
}

 

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Điều khiển 8 đèn LED sáng theo ý muốn của bạn, dễ hay khó ?

Hôm nay, chúng ta sẽ học cách điều khiển 8 đèn LED. Vấn đề này, vừa dễ lại vừa khó, vậy nó dễ chỗ nào, khó chỗ nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Qua bài học này, bạn sẽ hiểu được cách làm thế nào để điều khiển nhiều led bằng cách sử dụng các chân digital, hoặc sử dụng IC HC595!

lên
122 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.