string

Giới thiệu

string tiếng Anh nghĩa là chuỗi. Trong một chương trình Arduino có 2 cách để định nghĩa chuỗi, cách thứ nhất là sử dụng mảng ký tự để biểu diễn chuỗi. Bài viết này xin mô tả chi tiết về cách thứ nhất.

Cách khai báo

char Str1[15]; // khai bảo chuỗi có độ dài là 15 ký tự.

char Str2[8] = {'a', 'r', 'd', 'u', 'i', 'n', 'o'}; //khai báo chuỗi có độ dài tối đa là 8 ký tự và đặt nó giá trị ban đầu là arduino (7 ký tự). Buộc phải khai báo chuỗi nằm giữa hai dấu nháy đơn nhé! 

char Str3[8] = {'a', 'r', 'd', 'u', 'i', 'n', 'o', '\0'};//khai báo chuỗi có độ dài tối đa là 8 ký tự và đặt nó giá trị ban đầu là arduino<ký tự null>  (8 ký tự)

char Str4[ ] = "arduino";// Chương trình dịch sẽ tự động điều chỉnh kích thước cho chuỗi Str4 này và ngoài ra bạn phải đặt một chuối trong dấu ngoặc kép

char Str5[8] = "arduino";// Một cách khai báo như Str3
char Str6[15] = "arduino"; // Một cách khai báo khác với độ dài tối đa lớn hơn

CHÚ Ý: mỗi chuỗi đều cần có 1 ký tự NULL, nếu bạn không khai báo ký tự NULL (\0) ở cuối thì trình biên dịch sẽ tự động thêm vào. Đó là lý do vì sao Str2, Str4 lại có độ dài là 8 nhưng chỉ chứa một chuỗi 7 ký tự. Ký tự NULL này để làm gì? Nó dùng để trình biên dịch biết điểm dừng của một chuỗi! Nếu không nó sẽ đọc tiếp những phần bộ nhớ khác (mà phần ấy không lưu chuỗi)

Bạn có thể khai bảo một chuỗi dài như sau:

char myString[] = "This is the first line"
" this is the second line"
" etcetera"

Mảng chuỗi

Khi cần phải thao tác với một lượng lớn chuỗi (ví dụ như trong các ứng dụng trả lời người dùng bằng LCD) thì bạn cần sử dụng một mảng chuỗi. Mà bản chất của chuỗi là mảng các ký tự. Vì vậy để khai báo 1 mảng chuỗi bạn cần sử dụng một mảng 2 chiều!

Để khai báo một mảng chuỗi, rất đơn giản:

char* myStrings[] = {"I'm number 1", "I'm number 2"};

Chỉ cần thêm dấu * sau chữ char và trong dấu ngoặc vuông phía sau myStrings bạn có thể thiết đặt số lượng phần tử tối đa của mảng chuỗi!

Ví dụ

char* myStrings[]={"This is string 1", "This is string 2", "This is string 3",
"This is string 4", "This is string 5","This is string 6"};

void setup(){
Serial.begin(9600);
}

void loop(){
for (int i = 0; i < 6; i++){
   Serial.println(myStrings[i]);
   delay(500);
   }
}

 

Reference Tags: 
lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

pinMode()

Cấu hình 1 pin quy định hoạt động như là một đầu vào (INPUT) hoặc đầu ra (OUTPUT). Xem mô tả kỹ thuật số (datasheet) để biết chi tiết về các chức năng của các chân. 

Như trong phiên bản Arduino 1.0.1, nó có thể kích hoạt các điện trở pullup nội bộ với chế độ INPUT_PULLUP. Ngoài ra, chế độ INPUT vô hiệu hóa một cách rõ ràng điện trở pullups nội bộ.

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Arduino Leonardo là gì ?

Chúng ta đã quá quen thuộc với các board mạch Arduino "truyền thống" như Arduino Uno R3, Nano hay phiên bản tối giản là Arduino Pro Mini. Nếu là một người tinh ý, các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy board Arduino Leonardo có kích thước giốn với Arduino, pinout cũng tương tự luôn. Thật vậy, với một người yêu thích Arduino, bạn sẽ có một thắc mắc: Tại sao người ta lại làm ra mạch Arduino Leonardo, trong khi nó "khá giống" với Arduino Uno R3, chứ không muốn nói là giống "hệt", liệu nhà phát triển Arduino quá "rãnh"? Vâng, qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được vì sao Arduino Leonardo lại ra đời, khi nào nên dùng nó, khi nào không và các thông số kĩ thuật cơ bản.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.