tone()

Giới thiệu

Hàm này sẽ tạo ra một sóng vuông ở tần số được định trước (chỉ nửa chu kỳ) tại một pin digital bất kỳ (analog vẫn được). Thời hạn của quá trình tạo ra sóng âm có thể được định trước hoặc nó sẽ phát ra âm thanh liên tục cho đến khi Arduino IDE chạy hàm noTone(). Chân digital đó cần được kết nối tới một buzzer hoặc một loa để có thể phát được âm thanh.

Lưu ý rằng, chỉ có thể sử dụng duy nhất mộ hàm tone() trong cùng một thời điểm. Nếu hàm tone() đang chạy trên một pin nào đó, bây giờ bạn lại tone() thêm một lần nữa thì hàm tone() sau sẽ không có hiệu lực. Nếu bạn tone() lên pin đang được tone() thì hàm tone() sau sẽ thay đổi tần số sóng của pin đó.

Trên mạch Arduino Mega, sử dụng hàm tone() thì sẽ can thiệp đến đầu ra PWM tại các chân digital 3 và digital 11.

Hàm tone() sẽ không thể phát ra âm thanh có tần số < 31 Hz. Để biết têm về kĩ thuật này, hãy xem trang này.

Chú ý: Nếu bạn muốn chơi nhiều cao độ khác nhau trên nhiều pin. Thì trước khi chơi trên một pin khác thì bạn phải noTone() trên pin đang được sử dụng.

Cú pháp

tone(pin, frequency)
tone(pin, frequency, duration) 

Tham số

pin: cổng digial / analog mà bạn muốn chơi nhạc (nói cách khác là pin được kết nối tới loa)

frequency: tần số của sóng vuông (sóng âm) - unsigned int

duration: thời gian phát nhạc, đơn vị là mili giây (tùy chọn) - unsigned long

Trả về

không

Ví dụ

Bài 12: Phát nhạc bằng Arduino với một cái loa hoặc buzzer

Reference Tags: 
lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Vấn đề của số chấm động và số nguyên trong ngôn ngữ lập trình C++ trên board mạch Arduino

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Dự án của mình làm tốt thế này, chạy ngon lành rành rành thế này, chắc không có bugs đâu?". Thực sự, nếu dự án của bạn không có phần xử lý số thực chấm động trong đó thì mình nghĩ phần code của bạn sẽ hoạt động ngon lành theo thời gian. Nhưng mà có số thực thì từ từ, chúng ta cần xét lại code. Trước đây, có một số bạn nhắn tin riêng hỏi mình về code với điểm chung là "code mình chạy ngon lành lúc đầu, sau đó bị lỗi, không rõ nguyên nhân". Loại trừ các phần code logic sai ra, thì hầu hết đều là do lỗi khi xử lý số chấm động mà không quan tâm đến nền tảng lập trình bên dưới! Mà cũng đúng, chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi chính đoạn code chúng ta viết. Vì nó có báo lỗi biên dịch đâu mà, kaka. Qua bài viết này, mình muốn phân tích và cùng các bạn rút kinh nghiệm về số chấm động float, cách hạn chế lỗi sai với số chấm động.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.