tone()

Giới thiệu

Hàm này sẽ tạo ra một sóng vuông ở tần số được định trước (chỉ nửa chu kỳ) tại một pin digital bất kỳ (analog vẫn được). Thời hạn của quá trình tạo ra sóng âm có thể được định trước hoặc nó sẽ phát ra âm thanh liên tục cho đến khi Arduino IDE chạy hàm noTone(). Chân digital đó cần được kết nối tới một buzzer hoặc một loa để có thể phát được âm thanh.

Lưu ý rằng, chỉ có thể sử dụng duy nhất mộ hàm tone() trong cùng một thời điểm. Nếu hàm tone() đang chạy trên một pin nào đó, bây giờ bạn lại tone() thêm một lần nữa thì hàm tone() sau sẽ không có hiệu lực. Nếu bạn tone() lên pin đang được tone() thì hàm tone() sau sẽ thay đổi tần số sóng của pin đó.

Trên mạch Arduino Mega, sử dụng hàm tone() thì sẽ can thiệp đến đầu ra PWM tại các chân digital 3 và digital 11.

Hàm tone() sẽ không thể phát ra âm thanh có tần số < 31 Hz. Để biết têm về kĩ thuật này, hãy xem trang này.

Chú ý: Nếu bạn muốn chơi nhiều cao độ khác nhau trên nhiều pin. Thì trước khi chơi trên một pin khác thì bạn phải noTone() trên pin đang được sử dụng.

Cú pháp

tone(pin, frequency)
tone(pin, frequency, duration) 

Tham số

pin: cổng digial / analog mà bạn muốn chơi nhạc (nói cách khác là pin được kết nối tới loa)

frequency: tần số của sóng vuông (sóng âm) - unsigned int

duration: thời gian phát nhạc, đơn vị là mili giây (tùy chọn) - unsigned long

Trả về

không

Ví dụ

Bài 12: Phát nhạc bằng Arduino với một cái loa hoặc buzzer

Reference Tags: 
lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

analogRead()

Nhiệm vụ của analogRead() là đọc giá trị điện áp từ một chân Analog. Trên mạch Arduino UNO có 6 chân Analog In, được kí hiệu từ A0 đến A5. Trên các mạch khác cũng có những chân tương tự như vậy với tiền tố "A" đứng đầu, sau đó là số hiệu của chân.

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Cách lưu trữ các biến số, mảng, chuỗi trong Arduino

Bạn có bao giờ tự hỏi những biến số, biến chuỗi hay biến mảng của mình được lâu ở đâu trên Arduino chưa? Trước kia, mình từng nghĩ rằng, nó được lưu ở vùng nhớ flash, nơi lưu trữ code mà chúng ta tải lên. Nhưng không, bình thường nó được lưu ở RAM!

Vậy RAM (viết tắt từ Random Access Memory) là gì? Nó là chữ viết tắt của một loại bộ nhớ chính của máy tính (Arduino cũng có thể xem là một máy tính). Như vậy nếu hết RAM, chương trình của bạn sẽ crash (hư – đỗ vỡ,…) một cách bất ngờ mà bạn không tài nào debug được (nếu bạn chưa đọc về bài này – hoặc những nội dung tương đương).

Vậy, thiết nghĩ, chúng ta cần nắm rõ hơn bản chất của vấn đề này. Nó thật thú vị phải không nào?

lên
19 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.