unsigned int

Giới thiệu

Kiểu unsigned int là kiểu số nguyên nằm trong khoảng từ 0 đến 65535 (0 đến 216 - 1). Mỗi biến mang kiểu dữ liệu này chiếm 2 byte bộ nhớ.

Lưu ý

Trên Arduino Due, unsigned int có khoảng giá trị từ 0 đến 4,294,967,295 (232 - 1) (lúc này nó chiếm 4 byte bộ nhớ).

Bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng kiểu dữ liệu này không chứa các giá trị âm so với kiểu int.

Cú pháp

unsigned int [tên biến] = [giá trị];

Ví dụ

unsigned int ledPin = 13;

 

Lưu ý đặc biệt (nói chung cho các kiểu dữ liệu unsigned)

Khi một biến kiểu unsigned int được gán trị vượt ngoài phạm vi giá trị (bé hơn 0 hoặc lớn hơn 65525), giá trị của biến này sẽ tự động được đẩy lên giới hạn trên hoặc giới hạn dưới trong khoảng giá trị của nó.

Ví dụ

unsigned int x = 0;  // x nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 65535
x = x - 1            // x = 0 - 1     = 65535 (giới hạn trên của x)
x = x + 1            // x = 65535 + 1 = 0     (giới hạn dưới của x)

 

Reference Tags: 
lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Vấn đề của số chấm động và số nguyên trong ngôn ngữ lập trình C++ trên board mạch Arduino

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Dự án của mình làm tốt thế này, chạy ngon lành rành rành thế này, chắc không có bugs đâu?". Thực sự, nếu dự án của bạn không có phần xử lý số thực chấm động trong đó thì mình nghĩ phần code của bạn sẽ hoạt động ngon lành theo thời gian. Nhưng mà có số thực thì từ từ, chúng ta cần xét lại code. Trước đây, có một số bạn nhắn tin riêng hỏi mình về code với điểm chung là "code mình chạy ngon lành lúc đầu, sau đó bị lỗi, không rõ nguyên nhân". Loại trừ các phần code logic sai ra, thì hầu hết đều là do lỗi khi xử lý số chấm động mà không quan tâm đến nền tảng lập trình bên dưới! Mà cũng đúng, chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi chính đoạn code chúng ta viết. Vì nó có báo lỗi biên dịch đâu mà, kaka. Qua bài viết này, mình muốn phân tích và cùng các bạn rút kinh nghiệm về số chấm động float, cách hạn chế lỗi sai với số chấm động.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

ESP8266 kết nối Internet - Phần 2: Arduino gặp ESP8266, hai đứa nói chuyện bằng JSON

Ở bài trước, chúng ta đã xây dựng phương thước giao tiếp giữa tầng 1 (socket server) và tầng 2 (ESP8266). Chúng ta đã xây dựng một chương trình thử nghiệm trên socket server để test ra lệnh cho ESP8266 và cũng thử nghiệm cho ESP8266 gửi sự kiện ngược lại Socket Server.

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.