Tổng quan về cách sử dụng Module 4 LED 7 đoạn - Phần 1

Xin chào mọi người! Sau khi tìm hiểu led 4 đoạn, mình thấy rằng nó rất đa dạng, có khá nhiều loại với sơ đồ pinout khác nhau. Nên mình sẽ viết chuỗi bài "Tổng quan về cách sử dụng Module 4 LED 7 đoạn" để giúp cho những ai đang nghiên cứ led 7 đoạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu chúng. Ở phần 1 này mình sẽ đưa ra nền tảng cơ bản về led 7 đoạn và cách tra pinout.

Nền tảng

Trước hết bạn phải có nền tảng về led 7 đoạn, vấn đề này thì bạn có thể tham khảo bài viết "Cách lập trình nhiều con LED 7 đoạn (loại đơn)"

Đó là loại đơn, còn loại chúng ta tìm hiểu là module 4 led, nó cũng khá tương tự bởi vì nó gồm 4 led đơn gắp lại, trong module đó có các pin gồm: 4 chân GND(Vcc) của 4 led đơn, Các chân A B C D E F G DP của từng led đơn được nối chung lại như hình dưới, tổng cộng là 12 pin. Nhưng loại 14 pin còn có thêm 2 pin cho dấu hai chấm (Colon) và loại 16 pin thì như loại 14 pin nhưng có thêm 2 pin cho dấu chấm phẩy (Apostrophe). Hình avatar của bài viết là loại 16 pin.

 

Sau khi đã có nền tảng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp.

Cách tra pinout (Sơ đồ pin)

Khi bạn có trong tay 1 module 4 led 7 đoạn, bạn sẽ phải bắt tay vào tìm pinout của nó để biết cách mắc. Đầu tiền ta phải hỏi người bán, nếu quên hoặc họ không biết thì hãy nhìn xuống dưới:

Có 2 trường hợp:

Trường hợp 1

Module led ấy được sử dụng nhiều và có datasheet (Thông tin kĩ thuật) trên mạng internet.

Bạn đọc tên module trên vỏ của nó và search gu gồ bằng từ khóa "datasheet + [tên module led]".

Sau khi tìm thấy datasheet của nó trên internet, hãy vào đó đọc và tìm pinout của nó, và trong đó cũng có khá nhiều thông tin có thể có ích.

Trường hợp 2

Nếu không tìm thấy datasheet của nó, thì bạn sẽ rơi vào trường hợp này. Và ta sẽ làm cách như:

Chuẩn bị:

  • Nguồn 1.5V
  • Giấy bút để ghi lại
  • Module led 4 đoạn cần xác định pinout.

Bước đầu tiên đặt tên cho các pin và ghi ra giấy giống hình dưới.

Bước tiếp theo, chúng ta cần nhiều may rủi :), ta nối 2 pin bất kì của module với 2 cực nguồn 1.5v, ta thử mãi cho tới khi có 1 đoạn led sáng, nếu đoạn led sáng đó là dấu hai chấm hay dấu chấm phẩy thì ghi lại (+) và (-) của 2 pin đó và đánh dấu đó là cặp pin của dấu 2 chấm và dấu chấm phẩy. Còn nếu đoạn led sáng là một đoạn a,b,c,d,e,f,g hay dp thì ta ghi lại (+) , (-) và kí hiệu của cặp pin đó (a,b,c,d,e,f,g,dp) (Mình tạm gọi 2 pin đó là pin(+) và pin(-) ) sau đó  làm tiếp như sau:

Rút cực âm nguồn ra khỏi pin đó, vẫn nối pin kia vs nguồn 1.5v. Nối cực âm tới 1 pin khác bất kì ngoại trừ pin vừa rút ra cho tới khi có 1 đoạn led sáng lên, nếu đoạn led sáng thuộc led đơn có đoạn trước vừa sáng thì đây là module chung cực dương. Nếu đoạn led sáng thuộc led đơn khác thì đây là loại chung cực âm.

Sau khi biết module chung cực gì, thì ta làm tiếp: Nếu chung (+) thì nối pin(+) vào cực dương nguồn và nối cực âm nguồn tới các pin còn lại, khi nối nếu có đoạn led sáng thì ghi lại pin nào và thuộc kí hiệu nào (a,b,...). Cứ như vậy ta xác định được 8 pin abc....dp. Tiếp theo nối cực âm nguồn vào pin(-) và nối cực dương tới các pin còn lại chưa biết, các đoạn led sáng ở nhóm nào thì ghi lại pin mà cực dương của nguồn nối vào là pin (+) chung của nhóm đó. Ta xác định được các pin chung của từng nhóm.

Nếu chung (-) thì nối pin(-) vào cực âm nguồn và nối cực dương nguồn tới các pin còn lại, khi nối nếu có đoạn led sáng thì ghi lại pin nào và thuộc kí hiệu nào (a,b,...). Cứ như vậy ta xác định được 8 pin abc....dp. Tiếp theo nối cực dương nguồn vào pin(+) và nối cực âm tới các pin còn lại chưa biết, các đoạn led sáng ở nhóm nào thì ghi lại pin mà cực âm của nguồn nối vào là pin (-) chung của nhóm đó. Ta xác định được các pin chung của từng nhóm.

Sau khi xác định được pinout, ta vẽ lại cho rõ ràng.

HIHI MÌNH CHỈ NGHĨ RA CÁCH NÀY, BẠN NÀO CÓ CÁCH HAY HƠN THÌ BỔ SUNG Ở PHẦN BÌNH LUẬN NHA :).

Tạm kết

Kết thúc phần 1, chúng ta đã có được nền tảng led 7 đoạn và biết cách tra pinout rồi. Phần cứng như vậy là ok. Ở các phần sau mình sẽ nói tới phần lập trình. Tạm biệt.

Những hình ảnh về dự án: 
Bài viết truyền cảm hứng: 
lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Giới thiệu thư viện RobotMove - Thư viện điều khiển Xe, Robot di chuyển sử dụng module L298

Xin chào mọi người! Mình cảm thấy rằng việc điều khiển cho robot hay xe sử dụng module L298 di chuyển hơi rắc rối, bởi phải điều khiển tới 4 chân, chi tiết hơn thì tới 6 chân (Thêm 2 chân enA và enB). Với lại mình cũng mới học viết thư viện nên mình đã nảy ra ý tưởng viết thư viện này. Mình bắt tay vào gõ và gõ và gõ và cuối cùng cũng thành công. Ohhhh Zeeeeee. Mừng quá nên share cho anh em xem. Đây là thư viện đầu tiên của mình và mình chỉ mới học cơ bản nên có gì sai sót mong các bác Pro đóng góp cho.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 19: Điều khiển ứng dụng đồ họa bằng Arduino

Đây là phần 19 của chuỗi bài viết “Lập trình Arduino không cần viết code”

- Xem lại phần 18 tại đây

Xin chào các bạn! Ở phần trước, mình đã giới thiệu với các bạn cách tạo ra 1 ứng dụng đồ họa ĐỂ điều khiển Arduino, và hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn làm ngược lại, đó là tạo 1 ứng dụng đồ họa ĐƯỢC điều khiển bởi Arduino. Vào bài luôn.

lên
42 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.