Setup Raspberry Pi Zero không cần màn hình

Mô tả dự án: 

Một trong những lí do Pi Zero chưa thực sự phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng là do giá thành bị độn lên bởi các thể loại cáp chuyển đổi (mini HDMI => HDMI, usb OTG, cáp nguồn) cần thiết để có thể khởi động giao tiếp với bo mạch tí hon này. Bài này tui sẽ giới thiệu với các bạn cách setup Pi Zero chỉ với 1 cáp USB OTG duy nhất, vừa là để cung cấp nguồn, vừa là cổng ssh. Lưu ý là phương pháp này chỉ áp dụng được với Pi Zero, các phiên bản Raspberry Pi khác không áp dụng được. 

Tải hệ điều hành

Bài lược dịch từ http://www.circuitbasics.com/raspberry-pi-zero-ethernet-gadget/.

Các bạn vào đây để tải phiên bản Raspbian mới nhất. 

Sau khi tải xong các bạn giải nén rồi dùng Win32 Disk Imager để flash vào thẻ microsd:

Chỉnh config

Sau khi flash image xong các bạn vào thư mục của microsd, tìm đến tập tin config.txt và mở nó bằng WordPad. Sau đó thêm dòng dtoverlay=dwc2 vào cuối file. Save và đóng WordPad lại. 

Sau đó các bạn mở lại WordPad, save 1 tập tin với tên "ssh" vào microsd. Tập tin này (ssh) không có đuôi (.txt chẳng hạn), và để làm điều này bạn có thể để tên ssh ằm trong ngoặc kép.

Sau đó các bạn dùng Notepad để mở tập tin cmdline.txt. Sau đó các bạn thêm dòng  modules-load=dwc2,g_ether vào sau rootwait.

Okê, vậy là các bạn đã cài đặt xong Pi Zero. Bây giờ chỉ việc bỏ thẻ microsd vào Pi Zero và cắm usb như hình dưới. Nhớ là dùng cổng USB (OTG) chứ không phải là cổng USB POWER!

Lần boot đầu tiên sẽ tốn khoảng 90s, các bạn kiên nhẫn đợi. Sau đó các bạn dùng chương trình ssh yêu thích của mình (như putty chẳng hạn), nhập tên host là  raspberrypi.local để ssh vào Pi Zero. Nếu các bạn tải trực tiếp hệ điều hành Raspbian từ trang web thì username sẽ là pi, và pass sẽ là raspberry

Voilà! Vậy là các bạn đã cài đặt thành công Pi Zero của mình mà không cần phải dùng đến màn hình. laugh

Nếu gặp rắc rối...

Nếu các bạn ssh không được thì có thể các bạn cần cài đặt RNDIS driver:

Các bạn mở Device Manager => Other devices => RNDIS/Ethernet Gadget => nhấp chuột phải => Update driver software

Bấm vào "Browser my computer for driver software"

Bấm vào "Let me pick from a list of device drivers on my computer"

Kéo chọn "Network adapters" rồi bấm "Next"

Chọn "Microsoft" ở menu bên trái, và "Remote NDIS Compatible Device" ở menu bên phải. Sau đó bấm "Next":

Khi hiện lên "Update Driver Warning" thì các bạn bấm "Yes"

Khi cài đặt xong thì sẽ hiện lên thế này:

Bây giờ các bạn có thể thử lại với Putty:

Chúc các bạn thành công! laugh

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Arduino hậu tiền chế: Một số Apps/Shield phục vụ cho Internet của Vạn Vật (IW) hướng đến người sử dụng

Trong bài Arduino hậu tiền chế trước (http://arduino.vn/bai-viet/1086-arduino-hau-tien-che-lam-xong-code-roi-t...) tui đã phân tích tầm quan trọng của việc hướng đến người sử dụng. Bài này tui sẽ giới thiệu 1 số apps/shield khá hay làm cho việc sử dụng Arduino/Raspberry Pi gần gũi với người sử dụng hơn.

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Giới thiệu bo mạch 5 giao tiếp không giây đầu tiên trên thế giới | FiPy

Bạn đang muốn thực hiện dự án Internet của Vạn Vật nhưng vẫn đang loay hoay chọn chuẩn giao tiếp không dây? Nên dùng bluetooth để tiết kiệm năng lượng? Nên dùng wifi để truy cập từ mọi nơi trên thế giới? Nên dùng GPRS để điều khiển khắp ở những nơi có sự hiện diện của ông chú Viettel? Nên dùng LoraWAN để truyền thông tin cách hàng chục km? Nên dùng Sigfox vừa xa vừa miễn phí? Bạn yêu thích ngôn ngữ Python đơn giản? Bài này tui sẽ giới thiệu về bo mạch sắp ra lò từ xứ sở hoa tulip xinh đẹp mang tên FiPy. Giá của bo là 33 eur nếu đặt trên Kickstarter và 40 eur nếu bạn mua sau khi dự án kết thúc.Bài viết thu thập thông tin từ Kickstarter.

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: