NRA - Phần 1: Bật tắt led đơn giản trên Web

Mô tả dự án: 

Lâu rồi mới có thời gian nghịch với Raspi và Arduino. Hôm nay mình sẽ giới thiệu các bạn những sức mạnh của sự kết hợp giữa Nodejs (N), Raspberry Pi (R), Arduino (A). Ở đây các bạn sẽ điều khiển, thu thập dữ liệu, làm được rất nhiều thứ với arduino và raspberry pi trên website một cách đơn giản và chuyên nghiệp. Đã có nhiều bài viết trên Arduino.vn nói về việc điều khiển bằng Nodejs nhưng hôm nay tôi sẽ giới thiệu các bạn thư viện khác để sử dụng đa dạng hơn.

Bài đầu tiên này, mình sẽ hướng dẫn các bạn một số cơ bản, và một ví dụ bài điều khiển led cổ điển. Tiếp tục xem nhé!!! devil

Bước 1: Thiết lập môi trường

Chúng ta sẽ làm việc trên môi trường nodejs trong Raspi. Để cài đặt nodejs các bạn tham khảo bài viết của anh KSP.

Hoặc có thể làm theo mình:

sudo apt-get update
sudo apt-get upgrade

- Tải  Nodejs mới nhất:

curl -sL https://deb.nodesource.com/setup_8.x | sudo -E bash -

- Install nó nhé

sudo apt-get install -y nodejs

- Xem phiên bản:

node -v

- Tiếp theo bạn sẽ cài thêm một số module để làm web cũng như giao tiếp Serial

npm install express socket.io ejs serialport

express, ejs : giúp chúng ta tạo được một trang web

socket.io: dùng để tạo  web realtime 

serialport: module dùng để giao tiếp với cổng serial 

Dĩ nhiên các bạn cũng có thể làm những điều này trên máy windown hay MacOS mà không cần phải raspberry pi, nhưng ở đây mình hướng dẫn bạn làm trên Pi vì sẽ ứng dụng tiện, tốt hơn ở những chức năng khác.

 

Bước 2: Lắp mạch

Đơn giản: các bạn chỉ cần cắm Arduino vào Raspi qua cổng USB thôi cool

Bước 3: Giải thích

Nguyên lí của bài vi dụ này:

  • Người dùng sẽ truy cập vào trang web client và click vào nút bật đèn, nhờ socketio nên sự kiện được cập nhật ngay lập tức phát về phía server.
  • Phía server sẽ nhận được và gửi dữ liệu điều khiển cho công Serial mà ở đây là arduino.
  • Cùng lúc đó phía server cũng gửi lại trạng thái bật đèn cho các client, nên khi chũng ta mở một tab khác thì sẽ cập nhật được trạng thái đèn đang bật.
  • Raspberry có nhiệp vụ chạy file server.js để tạo server.

Bươc 4: Code Code

1. Server

- Các bạn tạo thư mục test

mkdir test
cd test

-  Tạo project nodejs

npm init -y

- Install các module như  trên

npm install express socket.io ejs serialport

- tạo file server.js (mình sẽ hướng dẫn kĩ trong code nha wink)

//**********Thiet lap server can ban***********//
const express = require("express");
const app = express();
const io = require("socket.io")(server);

app.use(express.static("./public"));  //noi dat cac file css, script.js
app.set("view engine","ejs");   //File html cua minh se la ejs
app.set("views","./views");     //dat vao tong thu muc views

const  server = require("http").Server(app);
server.listen(3000);  //cong port 3000
 
 //*********su dung module serialport*******?//
var SerialPort = require("serialport").SerialPort
var serialPort = new SerialPort("/dev/ttyACM0", { baudrate: 115200 });

var status = 0;  //trang thai ban dau la tat den
 
app.get('/',(req, res) => {
   res.render("home");
});
io.sockets.on('connection', function (socket) {   //khi cac client ket noi
        socket.on('led', function (data) {
                if(status){
                    status = 0;
                    serialPort.write(status); //gui du lieu cho serrial port
                    io.sockets.emit('led', {value: status});  //phat cho tat cac cac client
                }else{
                    status = 1;
                    serialPort.write(status);
                    io.sockets.emit('led', {value: status});   
                }
                
        });

});
console.log("running");

2. Client

- Các bạn tạo một thư mục views trong test

- tạo file home.ejs:

<!DOCTYPE html>
<html>
  <head>
        <title>Tudc</title>
        <meta name="viewport" content="width=400px" />
       
        <script src="socket.io/socket.io.js"></script>

  </head>
  <body>
        <button id="btn" value="Bat Den"></button>
       
        <script type="text/javascript">
                var socket = io("http://localhost:3000");
               
                socket.on('led', function (data) {
                    if(data){
                        document.getElementById("btn").value = "Tat den";
                    } else {
                        document.getElementById("btn").value = "Bat den";
                    }
                        

                });
               
                $(#btn).click(function(){
                    socket.emit('led');
                })
        </script>
  </body>
</html>

3. Arduino

void setup()
{
  Serial.begin(115200);
}
void loop()
{
  while(!Serial.available());	//wait until a byte was received
  digitalWrite(13,Serial.read());
}

Vậy là xong rồi đó!! Test nào laugh

lên
25 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Tôi tự làm Robot với Raspberry Pi và Arduino thê nào? - Phần 4: Nhúng Hình ảnh từ webcam lên trang web

Oki ! Hôm trước chúng ta đã có thể điều khiển Robot di chuyển nhưng khá bất tiện khi mình điều khiển ở xa thì không thấy được những gì mình điều khiển. Hôm nay sẽ sẽ hướng dẫn các bạn có thể nhúng được video stream từ webcam lến trang web. Và tạo một số nút hệ thống cho trang web. 

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.