Leap Motion Controller Review - Trên tay nhanh Leap Motion

Leap Motion là thiết bị cảm biến cử chỉ được phát triển nhằm giúp bạn sử dụng chiếc máy tính của mình theo một cách thức tương tác gần gũi hơn, dễ dàng hơn, “giống thật” hơn và dĩ nhiên là thú vị hơn con chuột/bàn phím. 

THIẾT KẾ

Bạn sẽ bị cuốn hút ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy Leap Motion. Một thiết bị màu bạc, rất nhỏ và rất nhẹ, nhưng toát lên một vẻ rất hiện đại, rất cao cấp. Sự hoàn thiện và độ cao cấp của nó là rất đáng khen, nó tương tự như vẻ cao cấp và sang trọng của những chiếc smartphone như iPhone 5 hay HTC One vậy. Tổng thể thiết bị rất đẹp, không thấy bất cứ chiếc ốc vít nào cả. Khung viền được đúc bằng nhôm nguyên khối, các góc bo tròn đều. Nhìn kỹ thì chất liệu này khá giống vỏ MacBook Pro. Sờ lên bề mặt cho cảm giác trơn mịn. Các cạnh được cắt rất sắc sảo. Khung viền này bao trọn ra ngoài cả mặt đế và mặt trên.

Mặt trên thiết bị là một tấm kính trong suốt, màu tối, cũng nằm nhô lên khỏi khung viền một chút. Miếng kính này có tác dụng giúp cho thiết bị quan sát được mọi chuyển động diễn ra trong khoảng không gian bên trên nó. Khi hoạt động thì các bạn sẽ thấy xuất hiện 3 đốm đỏ (có lẽ là đèn hồng ngoại). Lúc đầu mình tưởng đó là 3 camera nhưng không phải, LM chỉ có 2 camera, nằm ở giữa 3 đốm đỏ đó. Lớp kính này chống xước khá tốt, sau một thời gian sử dụng, lớp vỏ nhôm có xuất hiện vài vệt xước nhỏ nhưng lớp kính vẫn rất đẹp. Dù sao thì LM cũng ko dùng để di chuyển nhiều như điện thoại nên có lẽ chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm về mặt kính này, đảm bảo việc hoạt động của LM được tốt nhất.

Mặt đế là một lớp cao su màu đen nằm nhô cao hơn so với khung viền một chút để tránh trơn trượt. Chính giữa là logo Leap Motion khắc chìm khá đẹp, sắc sảo. Mặt đế cũng ghi rõ “Designed in USA, Made in China” (thiết kế tại Mỹ, sản xuất tại Trung Quốc). Ngoài ra còn có các chứng chỉ mà LM đạt được như: chứng chỉ CE, CFC, tái chế.

Cạnh trái LM dành cho cổng cắm cáp kết nối. Cổng này tích hợp 2 cổng bên trong là mini USB và cổng gì đó mình không rõ. Mặt trước chỉ có 1 đèn LED nhỏ nằm lệch về bên phải. Đèn sáng màu xanh khi cắm vào máy tính, báo hiệu có điện vào thiết bị. Khi không sáng thì vị trí đèn cũng rất dễ nhận ra. 2 cạnh còn lại trống trơn.

CÁCH SỬ DỤNG

Để sử dụng, các bạn tải bộ SDK của Leap theo link này : https://www.leapmotion.com/setup/desktop/windows.

Sau khi cài đặt, hãy trải nghiệm thôi nào!! Để hiểu rõ hơn các bạn hãy xem video mình review nhé!

KẾT LUẬN

Ưu điểm

  • Thiết kế cao cấp, chất lượng phần cứng tuyệt vời
  • Trải nghiệm mới lạ, thú vị
  • Hoạt động ổn định, hoàn thành khá tốt vai trò

Nhược điểm

  • Nhận diện 10 ngón tay đôi khi chập chờn
  • Chưa hỗ trợ hoạt động với toàn bộ hệ thống
  • Dùng dây cáp nên hơi vướng
  • Độ trễ và chính xác kém trong môi trường ánh sáng mạnh
Youtube: 
lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các bài viết cùng tác giả

Hướng dẫn sử dụng AppInventor - Lập trình ứng dụng điều khiển xe qua bluetooth mà không cần code

bài trước, mình đã chia sẻ với các bạn cách làm một chiếc xe điều khiển từ xa qua bluetooth. Để điều khiển được nó, bạn phải có một ứng dụng di động. Như đã hứa, bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tự mình làm nên một phần mềm như vậy mà không cần bạn phải biết một dòng code nào. Thú vị chưa nhỉ, hãy cùng mình đến với App Inventor nhé!

lên
35 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng dẫn SSH tới Raspberry PI (dành cho Newbie)

Đối với các bạn muốn học về Raspberry PI, điều mà chúng ta luôn phải biết khi sử dụng PI là điều khiển Raspberry PI từ xa qua SSH. Không cần phải sử dụng màn hình, không cần chuột, bàn phím,... chúng ta vẫn điều khiển được PI. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: