Arduino lưỡng quốc diễn nghĩa - Sự mâu thuẫn của thế giới Arduino, điều không tưởng?

I. Giới thiệu

Đa phần với dân "sanh dziên" sáng giảng đường trưa mỳ gói thì sở hữu một board Arduino gốc (không phải hàng clone Tàu xì) là một ước mơ khá là xa xỉ. Tuy nhiên không ai đánh thuế ước mơ, và nếu bạn hay ghé qua trang https://www.arduino.cc/ theo dõi tin tức sản phẩm, có bao giờ bạn để ý đến hình bên dưới không?

II. Genuino outside USA?

Genuino outside USA? Chỉ là tên thoai mà, có gì nghiêm trọng lắm đâu? Mà khoan, có gì hem ổn ở đây. Bạn có biết còn tồn tại một trang Arduino khác không? Hắn đây: http://www.arduino.org/

Ta hãy nhìn vào board UNO từ 2 trang này xem. Bên trái là từ trang .org và bên phải là từ trang .cc

 

Với cái cầu chì vàng 501k nằm kế cổng USB thì khả năng cao là 2 board này không là hàng fake được. Bạn nhận đã bắt đầu thấy không ổn rồi chứ? Nếu bạn vào trang .cc (Genuino outside USA) thì bạn sẽ thấy có Intel Galileo. Đây chính là hàng Arduino từ nước Huê Kỳ huyền thoại. Còn trang (.org) thì sao? Có nhiều board mang tên na ná nhưng nhìn cũng rất lạ. Chất lượng thì bảo đảm 100% không phải là hàng fake roài. Vậy hắn từ đâu ra?

Để hiểu rõ hơn, ta cần quay ngược thời gian 1 xí về năm 2009. Đế chế Arduino được chính thức thành lập vào năm này với 5 ngũ tướng: Masimo Banzi, David Cuartielles, David Mellis, Tom Igoe và Gianluca Martino. 5 vị tướng này chạy website arduino.cc, công bố các mã (IDE, thư viện) mà họ đã cùng nhau làm việc từ những năm 2005. À ha! Đó là phần mềm. Còn phần cứng thì sao? Ai chế tạo các board Arduino tinh xảo mà các bạn Tàu xì nhái không được? Đó là vị tướng thứ 5: Martino ở xứ Italy.

Bây giờ bạn rõ rồi chứ? Trang .org là từ ông người Ý này. Ông này ban đầu chịu trách nhiệm quản lý việc sản xuất board Arduino chính hãng ở Ý. Tháng 3 năm 2015 khi Arduino bắt đầu cất cánh và trở nên phổ biến với cộng đồng, ổng gửi 1 thư tới "partner" ở Huê Kỳ là 4 vị tứ trụ còn lại, nói rằng công ty sản xuất board mạch ở Ý là công ty mẹ duy nhất có quyền thu tiền từ các sản phẩm có dán mạc Arduino. Các bạn ở USA chỉ là "đối tác". Thế là chiến tranh nổ ra.

Tuy nhiên lỗi cũng 1 phần là do các bạn xứ Cờ Hoa muốn mở rộng sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt là ở Tàu. Đây là kiểu làm kinh tế điển hình của Mỹ: tất cả iPhone tuy thiết kế in USA nhưng được lắp ráp ở TQ vì giá nhân công rẻ. Giá nhân công ở Châu Âu thì đắt hơn nhiều. Dĩ nhiên các bạn Ý không hài lòng vì mất mối và mất chất lượng. Các bạn nhìn vào hình so sánh giữa 2 board UNO trên thì sẽ hiểu. Văn hóa màu mè của người Ý thể hiện rất rõ: board bên trái nhìn khoa trương thời trang hơn nhiều. Bạn thử tưởng tượng xem nếu 1 ngày nào đó Ferrari gắn mác "Made in China" để hiểu tâm tư của ông người Ý nha.

Tuy nhiên mầm mống bất đồng đã được gieo trước đó. Tin đồn là bắt nguồn từ anh bạn này:

Đây là board Arduino YUN, một board IoT khá cool mà tui luôn ao ước có đủ hầu bao để ngâm cứu. Board bên trái đẹp và thẩm mỹ hơn là của anh Ý, không thể nào chấp nhận cách dán cái sticker méo mó tuyền toàng cao bồi như bên phải được. Bạn có tò mò với cái miếng kim loại to đùng phía trên ghi chữ Arduino Yun hem? Năm 2013 có 1 anh kỹ sư cũng tò mò như bạn. Ảnh post lên diễn đàn hỏi xem bên dưới có cái gì gì mà phải giáp trụ ghê rứa. Đáng lý ra theo tinh thần open source hardware thì Arduino (lúc đó giang sơn còn chung một mối) phải cung cấp sơ đồ mạch. Tuy nhiên tất cả rơi vào lỗ đen. Hóa ra là ông CEO mới bên Ý đã ký NDA (non-disclosure agreement - thỏa thuận không tiết lộ) với công ty cung cấp wifi module cho board này. Điều này trái với tinh thần yêu tự do của các bạn Huê Kỳ. Thế là bắt đầu rạn nứt. 

Vài dòng lịch sử cho vui để các bạn tự suy ngẫm ra bài học cho riêng mình nha! Đặc biệt là các bạn đang muốn khởi nghiệp công nghệ. wink

 

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Quang khắc (Lithography) - Công nghệ đằng sau sự thành công của công nghiệp Silicon

Năm 1946, chiếc máy tính ENIAC ra đời, đánh dấu khởi nguyên của công nghiệp máy tính. ENIAC sử dụng hơn 17000 bóng chân không, nặng gần 27 tấn và tiêu tốn 150kW. Dĩ nhiên là nó chỉ được dùng cho con nhà có điều kiện (bộ quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ).

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Windows 98 trên Pi Zero W - Phép màu công nghệ

Theo logic thông thường thì Raspberry Pi không thể chạy được Windows vì CPU không trùng kiến trúc (ARM vs x86). Tuy nhiên ta có thể "chạy" Windows trên Raspberry Pi bằng cách giả lập môi trường Windows với chương trình qemu. Bài này tui sẽ hướng dẫn các bạn các bước để có thể giả lập các phiên bản Windows (cụ thể là Windows 98) trên PZW (hoặc Pi3). Cảm giác cầm một bo mạch bé xíu nhưng đủ mạnh để giả lập Windows 98 phải nói là khó có thể tả hết được. Ngoài chuyện hồi tưởng lại những ngày cài Win dạo với đĩa CD những năm cuối thế kỷ trước, cảm giác nắm gọn trong lòng bàn tay cả quá khứ và tương lai của công nghệ quả thật là trên cả tuyệt vời.

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: