Áo yếm cho em - Cách làm hộp đựng (case) tiêu biểu cho con cưng Arduino

Mô tả dự án: 

Con người còn có nhu cầu ăn diện, huống chi là "con cưng" arduino của bạn. Ngoài việc tăng tính chuyên nghiệp cho đề án của bạn, case còn là bộ giáp bảo vệ cho board mạch "mồ hôi xương máu" khỏi các tai nạn bất ngờ, đặc biệt là với việc vô tình làm đoản mạch với các dụng cụ kim loại vô tình rơi phải. Bài này tui sẽ hướng dẫn các bạn một số cách làm case tiêu biểu nha!

Nguồn case

Hiện nay có 2 nguồn bao la để các bạn lựa kiểu thiết kế case cho Arduino (và cả Raspberry) là Thingiverse và Yeggi. Các bạn vào và gõ "Arduino case" thì sẽ ra 1 loạt kết quả nhìn rất bắt mắt:

  • http://www.thingiverse.com/search?q=arduino+case&sa=
  • http://www.yeggi.com/q/arduino+case/

Tuy nhiên bạn sẽ thấy đa phần các case này là in 3D, mà công nghệ in 3D ở Việt Nam chưa phát triển lắm, giá in còn cao và thời gian lâu. Một phương án tốt hơn là tìm từ khóa "Arduino case acrylic" hay "Arduino case laser cut". Bạn sẽ tìm được 1 vài case hay ho bằng mica (acrylic) như sau:

Không nhất thiết là bằng mica, mà cón có bằng gỗ ép nữa: 

Chọn được case mình ưa thích roài thì bạn download về thoai:

 

Nếu bạn chọn đi in 3D

Bạn có thể vào trang https://www.3dhubs.com/ để tìm các nhà in 3D gần nơi ở của mình.

In 3D có 1 số ưu điểm sau:

  • Mẫu mã phong phú.
  • Màu sắc đa dạng.
  • Bền với thời gian (tuy nhiên không thân thiện với môi trường cho lắm)

Một số nhược điểm của in 3D:

  • Giá thành cao.
  • Đòi hỏi cao tay ấn đồ họa 3D nếu bạn muốn chỉnh sửa cho vừa ý mình.
  • Chất lượng in hên xui tùy vào máy in.
  • Vẫn còn xù xì

Nếu bạn chọn Laser cut

Bạn có thể ra tiệm cắt mica nhờ họ cắt. Các tiệm quảng cáo LED luôn có những máy cắt laser thần thánh thế này. Tiệm nào càng to, giá thành càng rẻ!

Cắt laser có 1 số ưu điểm sau:

  • Nhìn đẹp hơn nhiều.
  • Dễ tinh chỉnh, không cần yêu cầu đồ họa cao tay. Bạn có thể khắc tên mình, logo không đụng hàng.
  • Bền với thời gian (với mica).
  • Dễ bắt thêm ốc vít nếu là case bằng gỗ ép.

Một số nhược điểm của cắt laser:

  • Ít thiết kế hơn.
  • Cắt trên 2D nên bạn cần trí tưởng tượng phong phú để tạo nên case 3D đẹp
  • Case gỗ ép dễ hỏng hơn.

Chúc các bạn tìm được áo đẹp cho con cưng của mình nha. wink

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Bài liên quan
Các dự án được truyền cảm hứng

Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ DS18B20 (-55°C đến +125°C) sai số ±0.5°C

Lại quay về vấn đề đo nhiệt độ, như ở bài trước, mình đã dùng cả LM35, cả TMP36. Nhưng rốt cuộc vẫn không hiệu quả, lần này mình đang sử dụng con DS18B20 này và cảm thấy khá ổn hơn so với lần trước. Nhiệt độ ít bị chênh lệch hơn và như quảng cáo là chỉ có sai số ±0.5°C thôi (nếu nhiệt độ trong phạm vi -10°C to +85°C, đáng để thử phải không nào?

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ TMP36 - Khoảng đo từ -40 đến 125 độ C

Mình thấy cảm biến nhiệt độ LM35 rất rẻ và hoạt động cũng tương đối chính xác. Tuy nhiên, độ bền của nó không cao vì mình thấy mình chỉ dùng cảm biến LM35 trong khoảng thời gian 3 tháng, sau đó phải thay cảm biến khác (để đo nhiệt độ luộc gà). Bản thân mình không thích điều đó nên thử dùng một cảm biến khác cũng có chức năng tương tự là TMP36 và thấy nó hoạt động bền hơn (đã đến tháng thứ 4 nhưng chưa hư). Mình xin chia sẻ với các bạn nhé. Loại này hơi khó tìm và không thông dụng, nhưng nó bền hơn hẳn LM35 các bạn nhé.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

"Đi học thoai": Phần 6 - Hẹn giờ bật tắt đèn từ xa với Raspberry Pi

Trong bài trước tui đã hướng dẫn các bạn thu thập dữ liệu từ xa với Raspberry Pi và WebIOPi. Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn 1 tí về ứng dụng WebIOPi qua việc thiết lập 1 hệ thống điều khiển bóng đèn từ xa qua Internet. Tutorial này được tham khảo từ trang http://webiopi.trouch.com/Tutorial_Basis.html

LƯU Ý: Tutorial này có liên quan đến nguồn điện 220V có thể gây chết người nên đề nghị các bạn cẩn thận. Tui không chịu trách nhiệm nếu tai nạn xảy ra.

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Cùng học VBLUNO - Phần 1: Mở hộp và đánh giá

Đây là chuỗi các bài giới thiệu và hướng dẫn cho cộng đồng về các ứng dụng của bo mạch VBLUNO (VNGIoTLab BLE UNO), một sản phẩm tiên phong trong công nghệ Internet của Vạn Vật ở Việt Nam. Bài đầu tiên chúng ta sẽ xem thử ấn tượng ban đầu về bo này ra sao nha!

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.