Giới thiệu về Arduino 101

Giới thiệu

Xin chào các bạn. Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một phiên bản arduino khá thú vị. Đó chính là Arduino 101. Chúng ta có thể nói rằng nó chính là phiên bản UNO nâng cấp. Vậy nó nâng cấp những gì chúng ta cùng tìm hiểu.

Tổng quan

Arduino 101 mang đến hiệu năng và công suất tiêu thụ thấp bởi việc sử dụng vi điều khiển của Intel Curie. Nó được tích hợp Blutooth LE (Chắc giống chức năng của VBLUNO của VNG nhỉ), rất thích hợp cho các dự án giao tiếp với điện thoại thông minh và máy tính. Ngoài Blutooth LE, nó còn được tích hợp thêm cảm biến gia tốc 6 trục/gyro cho phép xây dựng một loạt ứng dụng sử dụng chuyển động. Nếu bạn đã quen thuộc với Uno, phiên bản Arduino 101 là một bước kế tiếp hợp lý và có thêm khả năng thú vị. 

Thông số kỹ thuật

Arduino 101 sử dụng vi điều khiển Curie với 2 lõi nhỏ: Một lõi X86 (Quark), một lõi 32bit ARC và chạy ở tốc độ 32 MHZ. Với việc sử dụng 2 lõi nó có thể thực hiện được các nhiệm vụ đòi hỏi khắc khe nhất.

Vi điều khiển Intel Curie
Điện áp hoạt động 3.3V (5V ở các chân I / O)
Điện áp đầu vào (đề nghị) 7-12V
Điện áp đầu vào (giới hạn) 7-20V
Số I / O Pins 14 (trong đó có 4 chân PWM)
Số I / O PWM Pins 4
Số pin Ananlog 6
Dòng điện tại mỗi I / O Pin 4 mA
Bộ nhớ Flash 196 kB
SRAM 24 kB
Tốc độ 32MHz
Tính năng, đặc điểm Bluetooth LE, gia tốc 6 trục / gyro
Chiều dài 68,6 mm
Chiều rộng 53,4 mm

Kết luận

Theo như trang Arduino.cc thì dòng chíp Curie vẫn đang được phát triển và điều này sẽ mang lại nhiều tính năng mới trong tương lai gần. Nếu bạn là người mới đến Arduino thì 101 là một bản tuyệt vời mà bạn cần để mắt tới.
Chúc các bạn lập trình, sáng tạo thật vui và có nhiều phát minh, sáng chế và dự án bổ ích, thú vị để cùng chia sẻ cho mọi người trong cộng đồng chúng ta.
 

Dịch từ: store.arduino.cc

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 4: Điều khiển Servo

Đây là phần 4 của chuỗi bài "Lập trình Arduino không cần viết code"

Xem lại phần 3 tại đây

Xin chào mọi người! Trước tiên mình xin cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn Tran Thanh ở phần 1 , nhờ ý kiến của bạn mà mình đã nghĩ ra cách viết bài mới. rất mong những ý kiến đóng góp từ các bạn để mình cải tiến bài viết hơn. Còn bây giờ chúng ta hãy bắt đầu phần 4 của chuỗi bài.

lên
23 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 16: Lập trình Arduino thời gian thực - Lập trình sự kiện

Đây là phần 16 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 15 tại đây

Xin chào các bạn, hôm nay mình sẽ cho các bạn thấy được sự thú vị nhất của phần mềm lập trình kéo thả mBlock. Đó chính là lập trình thời gian thực. Từ việc lập trình thời gian thực này ta có thể tạo ra được các game hay điều khiển Arduino bằng ứng dụng đồ họa, bởi đơn giản mBlock cũng hỗ trợ tạo ra game hay đồ họa. HeHe, bạn cũng có thể nói rằng nó là sự kết hợp 2 trong 1 của Processing và Arduino. Tất nhiên là ta chỉ làm được khi bạn kết nối Arduino với mBlock.

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.