Giới thiệu về Femtoduino – Arduino nhỏ nhất hiện nay

Xin chào các bạn! Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn một board Arduino nhỏ nhất hiện nay, nó có tên là Femtoduino. Đây là sản phẩm của công ty Femtoduino, chứ không phải là của công ty Arduino. Nó có kích thước nhỏ hơn cả đồng xu.

Femtoduino là gì

Đây là board tương thích Arduino RẤT nhỏ có khả năng xử lí, số chân anlog và digital giống như Uno, ngay cả tài nguyên bộ nhớ cũng vậy. Chính vì vậy ta còn có thể gọi nó là Arduino UNO SIÊU MINI. Hiện tại nó có giá khoảng 15$.

Thông số kĩ thuật

  • Femtoduino là một board Arduino tương thích siêu nhỏ
  • Sử dụng vi điều khiển Atmega 328p (Phiên bản QFN32)
  • Khả năng xử lí như UNO
  • Siêu nhẹ (chỉ có 2g)
  • Siêu nhỏ (20.7mm x 15.2mm x 0.81mm)
  • Loại bỏ các thành phần không thực sự cần thiết để đạt được kích thước nhỏ nhất

Vậy lúc này sự bố trí các pin sẽ như thế nào nhỉ?

Thế này đây:

Lập trình

Việc lập trình thì rất giống với bản Arduino Pro Mini, vì nó cũng không có bộ chuyển đổi USB To Serial. Chính vì nó rất giống với Uno, nên khi lập trình thì ta sẽ chọn board Uno để úp code cho nó.

Femtoduino dành cho ai

  • Thích gọn gàng, đơn giản
  • Cần nhét vào những chỗ nhỏ hẹp (Hehe làm thiết bị nghe lén hay đây :D)
  • Không cần sử dụng đầy đủ chức năng của board Uno.

Nó không dành cho ai

  • Newbie, tay chân còn lóng ngóng
  • Cần đầy đủ chức năng của board Uno

Một số dự án sử dụng Femtoduino

  • Làm bộ theo dõi thời tiết gắn trên drone

  • Hehe, làm thiết bị ghi âm ngụy trang cũng được đấy chứ.

  • Kết hợp với smd led hay những thứ khác de gắn lên quần áo hay làm dây chuyền, vòng đeo tay,… cũng hay.

Kết luận

Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong board Arduino nhỏ nhất hiện nay. Chắc chắn trong tương lai sẽ có những board còn nhỏ hơn, hiện đại hơn nữa, vì khoa học ngày càng phát triển mà. Chúc các bạn lập trình, sáng tạo vui vẻ và có nhiểu dự án hay để cùng chia sẻ với mọi người. Cảm ơn đã theo dõi.

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

iNut cảm biến - Bài 2: Tự tạo webapp điều khiển thiết bị IoT

Xin chào các bạn, ở bài số 1, mình đã giới thiệu về mọi thứ cơ bản của iNut cảm biến, qua đó các bạn cũng đã nắm được các khái niệm về IoT cũng như cách sử dụng iNut cảm biến cơ bản. Tiếp nối seri, hôm nay mình sẽ giới thiệu về giao thức MQTT và cách tạo một cái webapp đơn giản để điều khiển và theo dõi nha.

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 7: Cảm biến mưa

Đây là phần 7 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 6 tại đây

Xin chào mọi người, hôm nay chúng ta sẽ làm quen với cảm biến và cụ thể hơn là ở bài này chính là cảm biến mưa. Vào luôn nha.

 

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.