Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 1

Đây là phần 1 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code".

Nếu các bạn mê lập trình từ nhỏ thì chắc có lẽ đã quen với phần mềm Scratch, hay làm dự án với Android thì sẽ biết đến InventorApp. Điểm chung của 2 phần mềm trên là đều không viết code để lập trình mà kéo thả và sắp xếp các đối tượng để lập trình. Vâng phần mềm mình sắp nói đây cũng giống như vậy. Và mình cũng xin nói luôn là đây là chuỗi bài giúp cho các bạn mới tiếp xúc với arduino, bởi vì mình sẽ ví dụ các đoạn code cơ bản và sử dụng môi trường lập trình đơn giản và thú vị.

Giới thiệu phần mềm

Phần mềm này có tên là miniBloq. Đây là một môi trường lập trình kéo đối tượng mã nguồn mở, được sử dụng cho Multiplo, Arduino, thiết bị máy tính vật lí và robot (Cứ tìm hiểu đi rồi sẽ hiểu). Nó đang được phát triển và phiên bản hiện tại là V0.83.

Các bạn có thể download về và trải nghiệm tại đây.

Thực hành

Ở phần 1 này mình sẽ làm một ví dụ thần thoại ở trong Arduino. Đó là.....Blink :)))

Phần cứng thì rất đơn giản, nó chỉ gồm một board arduino, một con led nối tiếp với 1 điện trở 220 ohm và được nối vào chân D7.

Lập trình

Trước tiên ta tải phần mềm về và cài đặt như bình thường. Link tải ở trên ý. Cài xong thì mở lên. Cắm arduino zô. Ta chọn board và cổng COM.

Tiếp theo chọn vòng lặp cho nó. Nếu không thích lặp thì khỏi chọn nhưng tui không chịu trách nhiệm nếu nó không blink nha.

Chọn điều kiện lặp là luôn đúng bởi vì mình coi nó như hàm loop.

Chọn lệnh xuất digital.

Chọn mức điện ra là high và chọn chân xuất là D7

Delay(Chờ)

Nhấp vào dấu # để nhập (Ở đây là nhập thời gian delay)

Đèn sáng rồi thì cho tắt (Thế nó mới blink :3). Làm tương tự, chỉ khác là ở lệnh xuất tín hiệu digital ta chọn low.

Xong rồi nạp code thôi (Ctrl + U thần thánh)

Được rồi ak.

Bạn có tò mò là code nó có khác arduino ide không? Nếu có thì kích như sau để xem nha

Vậy muốn lấy file hex để giả lập proteus thì sao nhỉ. Có luôn ,Đây:

Tìm đường dẫn tới file hex tại mục Mesages, copy đường dẫn ấy và paste vô proteus.

Kết luận

Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong một mội trường lập trình arduino khá thú vị. Mình hi vọng rằng chuỗi bài viết này sẽ giúp ích cho nhiều newbie trong cộng đồng. Và nếu thấy hay thì cho xin cái Rate Note :)). Xin cảm ơn

lên
75 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 13: Tạo hàm điều khiển bộ phận di chuyển sử dụng L298

Đây là phần 13 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 12 tại đây

Ở phần trước, mình đã hướng dẫn các bạn tạo một hàm giúp điều khiển motor dễ dàng hơn, và mục đích của phần đó chính là tạo hàm của phần này. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo hàm điều khiển bộ phận di chuyển sử dụng module L298. Với hàm này bạn có thể ứng dụng nó làm các dự án xe hay robot di chuyển bằng bánh xe sử dụng module L298 để điều khiển.

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 19: Điều khiển ứng dụng đồ họa bằng Arduino

Đây là phần 19 của chuỗi bài viết “Lập trình Arduino không cần viết code”

- Xem lại phần 18 tại đây

Xin chào các bạn! Ở phần trước, mình đã giới thiệu với các bạn cách tạo ra 1 ứng dụng đồ họa ĐỂ điều khiển Arduino, và hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn làm ngược lại, đó là tạo 1 ứng dụng đồ họa ĐƯỢC điều khiển bởi Arduino. Vào bài luôn.

lên
42 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.