Chế tạo chuột vi tính với Arduino Pro Micro và Joystick

Mô tả dự án: 

Pro Micro là 1 Board Arduino độc đáo với chức năng HID (Human Interface Device) có thể giả lập chuột và bàn phím. Bài này tui sẽ hướng dẫn các bạn làm 1 con chuột độc đáo với Pro Micro và Joystick.

Nguyên lý

Joystick thực ra là 2 cái potentiometer hoạt động độc lập, và ta chỉ cần đọc giá trị thay đổi của chúng rồi dùng thư viện Mouse.h của Arduino để di chuyển chuột tùy theo cái joystick đi nhiều hay ít. Ngoài ra joystick này còn có 1 nút bấm. Ta mặc định đây là nút Left Click của chuột. Đơn giản quá phải hem? wink

Phần cứng

Joystick có 5 chân. Các bạn nối vời Pro Micro theo bảng sau:

Joystick Pro Micro
5V 5V
GD GD
Rx A1
Ry A0
SW 9

 

 

 

Phần mềm

/* HID Joystick Mouse Example */
//Taken from https://www.sparkfun.com/tutorials/3...
#include <Mouse.h>

int horzPin = A0; // Chân nối vô biến trở ngang
int vertPin = A1; // Chân nối vô biến trở dọc
int selPin = 9; // chân nối vô nút nhấn trên joystick

int vertZero, horzZero; //lưu giá trị khởi tạo lúc ban đầu joystick chưa bị xê dịch (thường là 512 - đồ mới, khác 512 đồ cũ)
int vertValue, horzValue; // lưu giá trị analog hiện thời của mỗi biến trở 
const int sensitivity = 100; // Tốc độ chuột, càng lớn càng chậm. Nên để bé hơn 500ms
int mouseClickFlag = 0;

void setup()
{
    pinMode(selPin, INPUT); // nút nhấn trên joystick là input
    digitalWrite(selPin, HIGH); // biến selPin thành INPUT_PULLUP, có thể để pinMode là INPUT_PULLUP không cần dòng này
    delay(500); // dừng 500ms
    vertZero = analogRead(vertPin); // lấy giá trị khởi điểm cho biến trở dọc
    delay(500);
    horzZero = analogRead(horzPin); // lấy giá trị khởi điểm cho biến trở ngang
    delay(500);

}

void loop()
{
    vertValue = analogRead(vertPin) - vertZero; // đọc giá trị tương đối của trục dọc
    delay(1);
    horzValue = analogRead(horzPin) - horzZero; //  đọc giá trị tương đối của trục ngang
    delay(1);
    
    if (vertValue != 0)
        Mouse.move(0, vertValue/sensitivity, 0); // di chuyển trục chỉ theo trục y
    if (horzValue != 0)
        Mouse.move(horzValue/sensitivity, 0, 0); // di chuyển trục chỉ theo trục x
    
    if ((digitalRead(selPin) == 0) && (!mouseClickFlag)) // Nếu nhấn nút và trước đó chưa nhấn nút
    {
        mouseClickFlag = 1;
        Mouse.press(MOUSE_LEFT); // event chuột trái phát ra
    }
    else if ((digitalRead(selPin))&&(mouseClickFlag)) // nếu không còn nhấn nút nữa và trc đó đã nhấn nút
    {
        mouseClickFlag = 0;
        Mouse.release(MOUSE_LEFT); // thả left button
    }
}

 

Lưu ý

Các bạn có thể chỉnh độ nhạy của chuột bằng cách thay đổi biến:

const int sensitivity = 100; 

Biến càng cao  thì chuột càng chậm, và thường thì dưới 500 thì okê.

Gợi ý nâng cao

  • Các bạn có thể gắn thêm 1 potentiometer để điều khiển độ nhạy của chuột.
  • Làm 1 case thật oách cho chuột promicro của mình.  
lên
19 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ DS18B20 (-55°C đến +125°C) sai số ±0.5°C

Lại quay về vấn đề đo nhiệt độ, như ở bài trước, mình đã dùng cả LM35, cả TMP36. Nhưng rốt cuộc vẫn không hiệu quả, lần này mình đang sử dụng con DS18B20 này và cảm thấy khá ổn hơn so với lần trước. Nhiệt độ ít bị chênh lệch hơn và như quảng cáo là chỉ có sai số ±0.5°C thôi (nếu nhiệt độ trong phạm vi -10°C to +85°C, đáng để thử phải không nào?

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ TMP36 - Khoảng đo từ -40 đến 125 độ C

Mình thấy cảm biến nhiệt độ LM35 rất rẻ và hoạt động cũng tương đối chính xác. Tuy nhiên, độ bền của nó không cao vì mình thấy mình chỉ dùng cảm biến LM35 trong khoảng thời gian 3 tháng, sau đó phải thay cảm biến khác (để đo nhiệt độ luộc gà). Bản thân mình không thích điều đó nên thử dùng một cảm biến khác cũng có chức năng tương tự là TMP36 và thấy nó hoạt động bền hơn (đã đến tháng thứ 4 nhưng chưa hư). Mình xin chia sẻ với các bạn nhé. Loại này hơi khó tìm và không thông dụng, nhưng nó bền hơn hẳn LM35 các bạn nhé.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Giới thiệu về công ty ARM

Nếu các bạn dùng Raspberry Pi thì sẽ không lạ gì với chip ARM, một dòng chip điện tử đối lập với Intel. Bài này sẽ không là về khía cạnh kỹ thuật của ARM vì tui không đủ nội công. (các bạn có thể tham khảo thêm ở đây: http://arduino.vn/bai-viet/1073-lich-su-phat-trien-cua-vi-dieu-khien-va-vi-xu-li). Thay vào đó tui viết bài đây để mọi người hiểu rõ hơn về lịch sử và chiến lược của công ty này. 

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Giới thiệu bo mạch 5 giao tiếp không giây đầu tiên trên thế giới | FiPy

Bạn đang muốn thực hiện dự án Internet của Vạn Vật nhưng vẫn đang loay hoay chọn chuẩn giao tiếp không dây? Nên dùng bluetooth để tiết kiệm năng lượng? Nên dùng wifi để truy cập từ mọi nơi trên thế giới? Nên dùng GPRS để điều khiển khắp ở những nơi có sự hiện diện của ông chú Viettel? Nên dùng LoraWAN để truyền thông tin cách hàng chục km? Nên dùng Sigfox vừa xa vừa miễn phí? Bạn yêu thích ngôn ngữ Python đơn giản? Bài này tui sẽ giới thiệu về bo mạch sắp ra lò từ xứ sở hoa tulip xinh đẹp mang tên FiPy. Giá của bo là 33 eur nếu đặt trên Kickstarter và 40 eur nếu bạn mua sau khi dự án kết thúc.Bài viết thu thập thông tin từ Kickstarter.

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: