Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 2: Fade led

Đây là phần 2 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần code" - Chuỗi bài giúp các bạn newbie tiếp cận với arduino theo một hướng mới và thú vị.

Xem lại phần 1 tại đây.

Ở phần 1, mình đã giới thiệu với các bạn phần mềm miniBloq - một môi trường lập trình arduino mới mẻ và thú vị. Đồng thởi mình cũng đã viết 1 ví dụ. Hôm nay sẽ là ví dụ thứ 2. Chúng ta sẽ điều khiển độ sáng của 1 bóng đèn led bằng 1 biến trở. Ok

Mục tiêu: Hướng dẫn các bạn sử dụng tín hiệu analog và cách băm xung pwm. Về cơ bản 2 thuật ngữ này chính là nói đến việc input và output một mức điện thế nào đó (Từ 0 - 5V) chứ không phải là mức có hoặc không có điện thế như digital. Trên mạch Arduino Uno có tất cả là 6 chân input analog(A0-A5) và 6 chân output analog (Những chân có kí hiệu ~, gồm 3,5,6,9,10,11)

Phần cứng

Chuẩn bị

Lắp mạch

 Lắp như hình (HiHi mình quên mắc điện trở, nhưng mô phỏng nên chắc không sao).

Lập trình

Trước khi lập trình mình nhắc là nếu có chỗ nào không hiểu thì hỏi ngay hoặc là coi lại phần 1 nha.

Đầu tiên ta sẽ tạo một biến tên là var để lưu giá trị analog từ biến trở rồi từ đó biến đổi để băm xung cho led. Thực hiện bằng cách chọn hình cái lcon bên trái.

Gán giá trị ban đầu là gì cũng được, bởi vì mình sẽ cho nó gán với giá trị biến trở ở vòng lặp. Kích zô mũi tên để gán.

Tạo vòng lặp và chọn lệnh gán giá trị cho biến.

Chọn đối tượng đầu tiên trong bảng.

Gán biến var cho lệnh map. Thực hiện bằng cách nhấn vào đối tượng giống cái lon bên phải, kích mũi tên chọn map.

Lệnh map là gì? Đó là lệnh biến đổi giá trị của biến, ví dụ cho dễ hiểu nha

Ta có một biến a đọc giá trị từ 0-1023. Ta muốn biến đổi nó có giá trị từ 0-255 thì thực hiện như sau: b=map(a,0,1023,0,255);

Hiểu chưa nào

Vậy tại sao cần phải biến đổi giá trị. Bởi vì giá trị đọc của chân analog là từ 0-1023, còn giá trị xuất ra để băm xung là từ 0-255.

Nhập như sau: thông số X chọn cái màu tím hình giống sóng chỉ định cho nó đọc giá trị analog của chân A5 (chân biến trở). Thông số thứ 2 nhập 0, số 3 nhập 1023, thứ 4 nhập 0, thứ 5 nhập 255.

Chọn lệnh băm xung pwm có hình sóng màu xanh dương.

Chọn mũi tên, chọn giá trị của xung là 1 biến, chọn hình cái lon ý.

Chọn chân cần băm xung là chân 6 và biến là biến var như hình trên là xong luôn!

Kết luận

Vì bị lỗi hình ảnh và mình cũng đã gỡ phần mềm ý( Sử dụng phần mềm khác hay hơn, xem phần 3 nhé) mà cài lại cũng khá vất vả, nó chiếm khoảng 600 MB ó. Nên thôi mô tả bằng lời vậy :)), thông cảm nha!

Cùng hưởng thụ thành quả nào.

Chúc các bạn thành công. Cảm ơn đã theo dõi, hay thì cho xin cái Rate Note :D.

lên
26 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Sự khác biệt giữa vi xử lý và vi điều khiển

Chào! Hôm nay mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu sự khác biệt giữa vi điều khiển (VĐK) và vi xử lí (VXL). Để từ đó ta sẽ có cái nhìn tổng quát về 2 loại vi mạch này. Không dài dòng nữa, zô luôn nha.

lên
37 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Phát hiện vật cản bằng hồng ngoại - Tại sao không? Khi ta đã có cảm biến E18-D80NK

Lâu nay, chúng ta đã quen với việc sử dụng cảm biến siêu âm để phát hiện vật cản, tuy nhiên điểm yếu của nó là dễ bị nhiễu, để khắc phục điểm yếu trên, hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn một cách phát hiện vật cản khác. Đó chính là sử dụng hồng ngoại, mà cụ thể hơn là mình muốn giới thiệu với các bạn con cảm biến E18-D80NK.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.