Giới thiệu về ngôn ngữ Wolfram trên Raspberry Pi

Nếu bạn để ý thì các hệ điều hành Raspberry Pi sau này đều đi kèm với chương trình Wolfram và ngốn khá nhiều bộ nhớ (gần 500MB). Các bạn đừng xóa đi nhé, vì đây là 1 ngôn ngữ lập trình rất hay với kho dữ liệu sống khổng lồ bao la. Tuy nhiên đây là một ngôn ngữ lập trình còn khá mới mẻ ở Việt Nam và chưa nhận được sự quan tâm từ cộng đồng cho lắm.

Wolfram được sáng lập bởi Stephen Wolfram. Bác này là 1 thiên tài Vật Lý, viết từ điển Vật Lý lúc 12 tuổi, viết 3 quyển sách về Vật Lý Hạt lúc 14 tuổi. Vào Viện Vật Lý California (Caltech) học Tiến Sỹ lúc 19 tuổi và nhận bằng 1 năm sau đó ở tuổi 20 và trở thành giảng viên đại học ở tuổi 21.

Nếu bạn vào trang https://www.wolframalpha.com/examples/, bạn sẽ thấy ngợp bởi vô vàn ví dụ mà Wolfram có thể làm, từ Toán Học, Ngôn Ngữ, Thời Tiết, Tài Chính đến Trí Thông Minh Nhân Tạo...

Điểm đặc biệt của Wolfram là khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên của con người rất cao. Ví du: Bạn gõ Mew-like curve (đồ thị pokemon Mew) thì sẽ nhận được kết quả sau:

Bạn có thể dùng Wolfram để xử lý hình ảnh. Ví dụ như lọc điểm khác nhau như hình dưới:

Hoặc đọc và vẽ đồ thị dữ liệu từ cổng Serial của Arduino

 

Bạn có thể gắn cảm biến gia tốc và đo chuyển động:

Dĩ nhiên bạn có thể điều khiển GPIO. Ví dụ bên dưới là chỉnh màu RGB LED qua đám mây:

Hoặc kết hợp với GPS module. Rất thích hợp với các dự án thám du hoặc dẫn đường:

 

Điều đặc biệt là Wolfram thường có giá rất cao, gần 100 Mỹ Cành. Tuy nhiên, với Raspberry Pi thì các bạn lại được cho miễn phí, vì vậy các bạn đừng nên xóa nó đi nhé! Nhược điểm của Wolfram là cần nhiều tài nguyên trên máy tính, nên với Raspberry Pi thì các bạn nên dùng Pi 3 nếu muốn ứng dụng của mình chạy mượt mà nhé!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

(Phòng chống) Nghệ thuật hắc ám với ESP8266 - Phần 1: Thích thì phát beacon hoy

ESP8266 là 1 module rất bá đạo cho việc truyền dữ liệu từ xa không dây. Tuy nhiên vì giá thành thấp và khả năng wifi khá tốt nên module này rất dễ bị lạm dụng vào các chuyện mờ ám. Đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài chứng tỏ khả năng hắc ám của module này. Tui sẽ hướng dẫn các bạn phát beacon thông tin để quậy phá và cách phòng chống. Lưu ý là các bạn nên thực hành có trách nhiệm nếu không muốn cục tình báo C2 gõ cửa hỏi thăm.

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 4): Demo khóa thông minh nhận dạng khuôn mặt

Bài trước tui đã hướng dẫn các bạn chuẩn bị phầm mềm cho dự án khóa thông minh nhận diện khuôn mặt, cụ thể là phần training lấy dữ liệu bằng python. Bài này ta sẽ bắt tay vào phần cứng và demo thử xem dữ liệu training của ta tốt đến đâu.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: