Arduino lưỡng quốc diễn nghĩa - Truyền nhân UNO và MEGA

Mô tả dự án: 

Đây là bài tiếp theo về cuộc đại chiến giữa hai công ty Arduino. Phần này tui sẽ giới thiệu về phiên bản nâng cấp của board UNO và MEGA huyền thoại, phát triển bởi Arduino.org (Italia). Các board này sẽ được niêm giá vào mùa thu năm nay.

I. UNO - PRIMO: Số 1 và Đệ Nhất

Không khó để nhận ra board Arduino PRIMO là phiên bản mở rộng của Arduino UNO, từ chuyện đặt tên (trong Tiếng Ý, UNO có nghĩa là 1, và PRIMO có nghĩa là thứ nhất) đến kích cỡ PCB (UNO kích cỡ là 53.4 x 68.6 và PRIMO là 53 x 68.5). Tuy nhiên, về nội công thì PRIMO thực sự là một board IW đệ nhất anh hào, đơn giản là hắn chấp hết các chuẩn giao tiếp thông dụng không dây hiện nay:

  • Wifi: Có chip ESP
  • Bluetooth: có Nordic nRF52
  • Near Field Communication: tương thích với Apple Pay và Apple Watch
  • IR: bao luôn LED phát và nhận, bạn có thể dùng remote ở nhà

Jack nguồn thùng cũng biến mất, thay vào đó là cổng micro USB. Việc nạp code bằng USB đã trở thành dĩ vãng với PRIMO. Ngoài ra PRIMO còn có thêm 1 cổng sạc pin. PRIMO chỉ có 3 chân chia xung PWM, ít hơn 3 so với UNO, nhưng bù lại có PRIMO có 1 chân DAC (Digital to Analog Converter), đồng nghĩa với việc bạn có thể phát tín hiệu như là 1 sensor thực thụ. Sở dĩ PRIMO có thể làm nhiều trò hay ho là vì hắn có đến 3 vi điều khiển:

 

Processor

ESP8266

Architecture

Tensilica Xtensa LX106

Operating Voltage

3.3 V

Flash Memory

4 MB

RAM

8 MB instruction, 12 MB data

Clock Speed

80 MHz

WiFi

802.11 b/g/n 2.4 GHz

Wake up time

< 2ms

 

Microcontroller

Nordic nRF52832

Architecture

ARM Cortex-M4F

Operating Voltage

3.3 V

Flash memory

512 KB

SRAM

64 KB

Clock Speed

64 MHz

Analog I/O Pins

6 + 1 DAC

DC Current per I/O Pins

7 mA

Bluetooth Smart

Up to +4 dBm output power, -96 dBm sensitivity

Other features

PDM interface, AES HW enc, NFC tag

 

Processor

STM32F103R8T6

Architecture

ARM Cortex-M3

Operating Voltage

2.0 to 3.6 V

Flash Memory

64 KB

SRAM

20 KB

Clock Speed

up to 72 MHz

Main Features

USB/Uart converter, CMSIS-DAP, GPIO expander, Board power management, IrDA

 

Với việc sử dụng nhiều tài nguyên cho các giao tiếp không dây và tính toán truyền tải dữ liệu, không ngạc nhiên khi 2 trong số 3 vi điều khiển là ARM. 1 lí do nữa cho việc Atmel bị cho về vườn là do Atmel là hàng Made in America, trong khi ARM là hàng Anh Quốc ở Châu Âu. wink

Vậy PRIMO sẽ có những ứng dụng gì? Một điều chắc chắn là trong các giao tiếp thương mại điện tử hoặc các cửa hàng, bảo tàng, nơi mà số lượng hoạt động lớn nhưng lại cần sự giao tiếp đơn giản giữa các thiết bị không dây với nhau. Thử tưởng tượng, bạn đi siêu thị và thay vì phải xếp hàng tính tiền, bạn chỉ cần tiến đến 1 cái quầy nào đó có gắn PRIMO và quẹt smartphone có tích hợp Apple Pay. Thế là xong, bạn đã thanh toán tiền xong món hàng bằng giao tiếp NFC. Trong tương lai, có lẽ các quầy thu ngân sẽ biến mất và thay vào đó là các board IW như PRIMO này.

Một điểm khá thú vị là ở VN cũng có 1 board khá tương tự như vậy, nhưng lại ra đời sớm hơn, đó là board VBLUNO. Ý tưởng rất giống nhau, từ chuyện dùng ARM, Bluetooth BLE cho đến dùng CMSIS-DAP để upload và debug, chỉ khác là PRIMO hổ báo hơn vì các bạn tư bản giãy chết sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để đầu tư 1 board nhiều chức năng mà không cần khai thác hết sức mạnh của chúng. Tui đoán giá của PRIMO không dưới 70 USD, nghĩa là gấp 3 lần VBLUNO. Điều này cho thấy chiến lược IW của Vietnam đang đi đúng hướng, phù hợp với xu thế và túi tiền hiện tại. heart

 1 điểm thú vị thứ hai là PRIMO được thiết kế ở Thụy Sỹ nhưng lại lắp ráp ở Đài Loan. Liệu có khi nào lịch sử sẽ lặp lại arduino.org lại xảy ra 1 cuộc nội chiến không ta? frown

II. MEGA và STAR OTTO: Hàng khủng và siêu sao

Nhìn qua cũng biết STAR OTTO là đồ đệ của MEGA roài hen? Nhìn con ARM là biết hàng khủng rồi, phải hem? Ngoài ra, bạn có thấy cái giắc màu đen nằm kế cái giắc thùng cấp nguồn hem? Headphone đó, lưu ý nha. Nhưng trước tiên ta hãy điểm qua một số điểm vô tiền khoáng hậu của STAR OTTO:

  • Wifi, MicroSD card slot
  • DSI connector cho LCD.
  • Camera connector
  • 2x microphone
  • Headphone và output cho loa
  • USB host
  • 1x 32-bit ARM Cortex-M4 180MHz with graphics accelerator
  • 8x ADC, 2x DAC, 12x PWM, 32x DIO

Hơ hơ, đọc là thấy STAR OTTO có vẻ thiên về các ứng dụng media quá phải hem? Nào là touch screen, camera, loa, DAC, graphics accelerator. Mà khoan, chữ "media" nghe có vẻ quen quen. Đây không phải là thế mạnh của Raspberry Pi sao? Chính xác! STAR OTTO chính là bước đầu cho thấy động thái Arduino đang muốn "lấn sân" sang lãnh địa của Raspberry Pi. Bạn lấy Raspberry Pi 3, bỏ đi hệ điều hành Raspbian và Bluetooth, thế là ra 1 thứ gì khá giống với STAR OTTO. Core ARM của OTTO yếu hơn, nhưng nếu không chạy OS thì không cần clock speed 1.4 GHz hay 1GB RAM làm gì.

Nếu các bạn vào trang tuyển kỹ sư của Arduino.org, các bạn sẽ thấy 1 điều thú vị:

Các bạn nên nhớ là Arduino đã từng chạy Linux OS trên Yún từ 2013, và Arduino.org đang chú trọng vào việc phát triển Linux. Điều này có nghĩa là trong 1 tương lai gần, ta sẽ có 1 OS dành riêng cho Arduino. Thật là hấp dẫn phải không nào. Điều này cũng có nghĩa là Raspberry Pi sẽ thay đổi phần cứng của mình để không bị mất ưu thế so với Arduino. Các bạn có để ý là 3 board mới đây của Raspberry Pi (B+, 2B và 3) chưa có một cuộc "lột xác" nào đáng kể không? Ta có thể ví Raspberry Pi như là gã khổng lồ iPhone đang tự tin ngủ quên trên chiến thắng, trong khi Arduino là anh chàng Samsung vào sau với cuộc chơi ARM Linux nhưng lại kiên trì đi lên với con đường riêng của mình. Kết cục ra sau còn phải đợi hạ hồi phân giải. Cuộc chạy đua giữa Arduino và Raspberry Pi sẽ càng trở nên hào hứng. heart    

 

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Thâm cung bí sử Raspberry Pi - Quá trình hình thành Raspberry Pi

Đây là một bài đọc tìm hiểu thêm vài điều bất ngờ về Raspberry Pi mà bạn có thể chửa biết.

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Setup Raspberry Pi Zero không cần màn hình

Một trong những lí do Pi Zero chưa thực sự phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng là do giá thành bị độn lên bởi các thể loại cáp chuyển đổi (mini HDMI => HDMI, usb OTG, cáp nguồn) cần thiết để có thể khởi động giao tiếp với bo mạch tí hon này. Bài này tui sẽ giới thiệu với các bạn cách setup Pi Zero chỉ với 1 cáp USB OTG duy nhất, vừa là để cung cấp nguồn, vừa là cổng ssh. Lưu ý là phương pháp này chỉ áp dụng được với Pi Zero, các phiên bản Raspberry Pi khác không áp dụng được. 

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: