Raspberry Pi Kết Hợp Arduino

Mô tả dự án: 

Như các bạn đã biết Raspberry pi là một máy tính mini nên nó rất mạnh về có thể kết nối internet, lậpj trình nhúng trang web một cách dễ dàng, nhưng nó lại không an toàn cho các dự án phần cứng. Còn Arduino thì rất bền kết hợp tốt nhiều phần cứng nhưng về mảng IoT thì cũng hạn chế hơn raspberry pi. Mỗi cái riêng lẻ là một hạn chế, nhưng tại sao chúng ta không kết hợp chúng lại để dự án của mình tối ưu hóa hơn. Vâng, hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn một cách để giao tiếp PI với Arduino.coolangelenlightenedheartyes

Lời Đầu

Hiện nay có rất nhiều cách để giao tiếp Raspi với arduino, nhưng bài nay mình sẽ hướng dẫn các bạn giao tiếp qua cách đơn giản nhất là thông qua cổng usb.

Với cách này thì mình sẽ dùng thư viện Pyserial.winkwink

Chuẩn Bị

 

Nếu khi 

import serial 

xảy ra lỗi thì bạn hãy cài thư viện cho nó

pip install pyserial

Xong chuẩn bị, chúng ta sẽ qua bước tiếp theo.

Lập Trình

I. Raspberry pi gửi tín hiệu qua Arduino.

1. Với Aruino

int data;
void setup() {
    Serial.begin(9600);
}
void loop() {
    data = Serial.read();
    Serial.print(data);
    delay(1000);
}

2. Với Raspberry.

Đầu tiên chúng ta phải kiểm tra thử arduino sẽ gắn vào chưa:

ls /dev/ttyUSB*

kết quả in ra /dev/ttyUSBx   :    x là số thứ tự thôi

Tiếp theo tạo một file test.py

nano test.py

Bạn dùng code này

import serial  # Khai báo thưu viện serial
ser = serial.Serial(/dev/ttyUSBx,9600)  # Lưu ý x là số cổng USB hồi nãy bạn xem
While 1:
 ser.write("1") #gửi số qua arduino thông qua serial

II. Arduino gửi qua Raspberry pi

1. Arduino

void setup() {
    Serial.begin(9600);
}
void loop() {
    Serial.print(data);
    delay(1000);
}

2. Raspberry Pi

test.py

import serial  # Khai báo thưu viện serial
ser = serial.Serial(/dev/ttyUSBx,9600)  # Lưu ý x là số cổng USB hồi nãy bạn xem
While 1:
 ser.readline() #Đọc số từ arduino gửi qua

III. Lưu ý

Đó là trường hợp arduino cảu bạn cắm cố định. Còn khí mà ra rút ra rồi lại cắm vào thì nó raspberry pi sẽ cho port arduino một tên khác như /dev/ttyUSB3 chẳng hạn. 

Mình sẽ giới thiệu các bạn một cách là dùng thư viện os.

import os
f = os.popen('ls /dev/ttyUSB*')
now = f.read()
print now

 

Lời Kết

Như vậy là các bạn đã giao tiếp được thành công giữa arduino và raspberry pi để hoàn thành dự án của mình tối ưu hơn và nhất là an toàn cho mạch rasberry pi bởi nó khá đắt  cheekyheartyes

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Tôi đã tự làm robot với Raspberry Pi và Arduino như thế nào ? - Phần 1: Thiết lập webserver trên Raspberry Pi

Hôm nay mình sẽ chia sẻ hết tất cả những gì mình làm nên một Robot trong cuộc thi KHKT cấp tỉnh Tỉnh Phú Yên 2016-2017 vừa rồi. Có thể do thiếu một chút may mắn nên không thể tiến xa hơnsad. Nhưng không sao đây sẽ là một trải nghiệm rất thú vị và gặp được nhiều bạn mới. Tên Robot của mình là FiremanBot. Và đây là bài đầu tiên mời các bạn đón xem!

Bài đầu tiên mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm cách nào để điều khiển Robot di chuyển trên một trang web nhéwink Và bước đầu là thiết lập Webserver

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Thiết Bị Bật Tắt Máy Phun Sương Tự Động

Heoheo, đây là dự an mình vừa làm cho cậu mình làm trong trang trại nuôi nấm. Vì điều kiện nấm phải có khí hậu mát mẻ nên chúng ta phải lắp cho nó một hệ thống phun sương để duy trì một nhiệt độ thích hợp để nấm sinh trưởng. Chúng ta có thể dùng cảm biến nhiệt độ, độ ẩm để điều chỉnh việc tự động phun sương nhưng việc này thì khá là tốn kém cho chủ nhà, vì nhiệt độ ở nước ta hơi khắc nghiệt :D sẽ thay đổi liên tục và có thể bị nhiễu dẫn đến ko chính xác. Nên chúng ta có giải pháp là khoảng bao nhiêu phút một lần tùy theo thời tiết.

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.