Lập trình GPIO Raspberry Pi trên iPad - Phần 1: Giới thiệu chi tiết về Blynk

Mô tả dự án: 

Trong bài “Arduino hậu tiền chế” tui có giới thiệu sơ qua về Blynk. Do thời gian và không gian bài viết trước có hạn nên tui không thể viết chi tiết được. Bài này tui sẽ giới thiệu sâu hơn về apps bá đạo này.

Bài toán đặt ra:

Giả sử bạn muốn làm 1 giải pháp smart home nhà thông minh với hàng chục relay bóng đèn, đo nhiệt độ và đã thử nghiệm thành công với các module của mình. Bây giờ bạn muốn viết apps điện thoại di động/ iPad để cho mọi người trong nhà cùng tận hưởng thành quả. Đến đây bạn gặp 2 vấn đề khá là khó đỡ:

  • Mỗi người trong nhà sử dụng 1 loại điện thoại khác nhau, người Android, người iOS. Chẳng lẽ bạn phải viết apps riêng cho cả 2 hệ điều hành này? Điều này tốn rất nhiều thời gian và công sức, chưa kể đến việc bạn phải trả thêm tiền cho Apple nếu muốn viết app chuyên dụng.

  • Bạn muốn nâng cấp hệ thống và gắn thêm vài thiết bị khác. Thông thường thì board Pi/Arduino của bạn sẽ nằm đâu đó trên tủ điện. Chẳng lẽ bạn lại phải nối cáp từ tủ điện đến vi tính để lập trình lại code? Đó là chưa kể đến việc bạn cũng phải chỉnh sửa lại code ở đầu front-end trên smartphone, và bạn phải nhắc nhở người sử dụng download apps phiên bản mới.

Blynk ra đời với mục đích giải quyết cho hai ca khó đỡ này: bạn chỉ phải lo phần cứng đi dây nối cáp. Phần mềm di động Blynk sẽ lo hết. Điều này rất phù hợp với các bạn phần cứng nhưng chưa có kinh nghiệm viết app di động hay muốn gia nhập phong trào “Lập trình không cần code” mới nổi.

 

Blynk có gì hot?

  • Là 1 app tương thích rộng với các phần cứng, hoạt động được trên nhiều nền tảng và board mạch, dĩ nhiên là cả Arduino và Pi. Miễn sao bạn có thể kết nối wifi và có chân GPIO.

  • Sản phẩm đầu ra là 1 app điện thoại di động với giao diện khá đẹp cho cả Android và iOS hướng đến nhiều người sử dụng. Việc nâng cấp mở rộng cũng dễ dàng.

  • Lập trình theo giao thức kéo-thả, không cần code.

Một số ứng dụng của Blynk:

Quản lý nhiệt độ trên smartphone: bạn đặt 4 cảm biến đo nhiệt độ ở 4 nơi khác nhau và yêu cầu gửi thông tin cảnh báo khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép. Bạn cũng muốn tùy chỉnh ngưỡng này theo yêu cầu và xem lại sự thay đổi nhiệt độ trong ngày.

Chuông cửa thông minh: Blynk sẽ gửi thông báo tới app khi có người bấm chuông cửa.

Điều khiển drone: Blynk có module joystick nên bạn có thể điều khiển drone/xe trực tiếp trên smartphone.

Điều khiển cảm ứng mưa:

Điều khiển hệ thống nhà thông minh: Blynk có module hẹn giờ nên bạn tha hồ hẹn giờ bật đèn quạt máy bơm nước, bật tắt đèn trong nhà từ xa.

Nhược điểm của Blynk:

  • “Miễn phí có chừng mực”: Lúc khởi điểm bạn sẽ có khoảng 2000 điểm năng lượng miễn phí, và mỗi module trên Blynk tốn khoảng 100 đến 900 điểm năng lượng. Điều này có nghĩa là bạn chỉ điều khiển được khoảng 10 nút bấm. Bạn có thể tăng số điểm lên bằng cách bỏ tiền mua thêm, hoặc bỏ thời gian ngồi cày coi quảng cáo kiếm năng lượng trên Blynk. Ngoài ra, để có thể chia sẻ app Blynk với nhiều người, bạn phải trả 1000 điểm năng lượng nữa.

 

  • Ngôn ngữ lập trình kéo-thả trên app còn rất hạn chế, và không có các hàm if...then hoặc while...for… Điều này cũng tạm chấp nhận được, vì Blynk nhắm đến đối tượng sử dụng không phải là lập trình viên.

  • Vì còn mới ra lò nên phần setup của Blynk khá rườm rà và chưa có nhiều hỗ trợ cho lắm.

  • Ứng dụng trong mạng nội bộ và không có port forwarding.
lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Arduino thâm cung bí sử - Thuở hồng hoang

Rất ít người biết rằng đã từng tồn tại 2 công ty Arduino tranh giành thị trường, càng ít ít người biết hơn vì sao Arduino tại sao ra đời ở nước Ý. Tuy nhiên thâm cung bí sử của Arduino chưa dừng lại đây. Bạn có biết tại sao Arduino IDE lại dùng java? Bạn có biết rằng các prototype của arduino sử dụng ARM hay chip dán ATmega128 trước khi quay sang ATmega8 để giảm giá không? Cùng đọc tiếp để hiểu thêm về thời hoang sơ của công ty này nha!

Lược dịch và tham khảo từ github của Barragán.

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Arduino hậu tiền chế - Làm xong code rồi thì làm gì ?

Giả sử bạn chế tạo thành công hệ thống bật tắt đèn vơi Arduino và relay và bây giờ bạn muốn ứng dụng chúng trong môi trường sống của mình. Bạn muốn mọi người trầm trồ với điều kỳ diệu của vi điều khiển Arduino, nhưng ngặt nỗi họ không hề biết lập trình. Vấn đề của bạn bây giờ là làm sao để dự án của bạn dễ sử dụng với càng nhiều người càng tốt. Nói cách khác đi là bạn đã đưa dự án của mình qua giai đoạn mới, từ hậu-kết (back-end) với code và phần cứng, bây giờ bạn chuyển sang tiền-kết (front-end). Dự án của bạn có cất cánh hay không là ở giai đoạn này, vì vậy bạn nên dành thời gian suy nghĩ vấn đề này một chút sau khi bạn đã thành công với việc viết code.

lên
23 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: