Giới thiệu về công ty ARM

Mô tả dự án: 

Nếu các bạn dùng Raspberry Pi thì sẽ không lạ gì với chip ARM, một dòng chip điện tử đối lập với Intel. Bài này sẽ không là về khía cạnh kỹ thuật của ARM vì tui không đủ nội công. (các bạn có thể tham khảo thêm ở đây: http://arduino.vn/bai-viet/1073-lich-su-phat-trien-cua-vi-dieu-khien-va-vi-xu-li). Thay vào đó tui viết bài đây để mọi người hiểu rõ hơn về lịch sử và chiến lược của công ty này. 

5 điều bạn cần biết về công ty ARM

  • ARM là một công ty của các kỹ sư chế tạo chip, từ các mảng riêng biệt của chip (đồ họa, truyền thông) cho đến nguyên con chip
  • ARM bán các bản thiết kế và bản quyền cho các công ty như Apple, Samsung, Qualcomm, NVidia.
  • Vì vậy, tất cả điện thoại thông minh, máy tính bảng, và điện thoại di động (không nhất thiết là smartphone) đều sử dụng chip ARM.
  • Vì vậy, với 1 khía cạnh nào đó, ARM có thể được xem là sản phẩm hàng tiêu dùng thông dụng nhất trên trái đất, hơn cả Coca Cola, McDonald. Nếu bạn đang đọc bài này trên dtdd hay trên iPad thì bạn đang dùng sản phẩm ARM đó.
  • Không có nhiều người biết về công ty ARM đơn giản là công ty này, đơn giản là vì công ty giới hạn hoạt động của mình ở Cambridge, Anh Quốc.  

Các bước ngoặt quan trọng

  • 1978: 1 đội ngũ kỹ sư ở Cambridge được tập hợp lại để chế tạo chip riêng biệt cho máy tính cá nhân Acorn.

  • 1987: Apple yêu cầu ARM thiết kế 1 chip cho thiết bị cầm tay Apple Newton, tiền thân của iPad ngày nay. Một trong những yêu cầu là về khả năng tiêu thụ điện năng thấp nhưng vừa đủ mạnh để xử lý các thuật toán phức tạp như nhận dạng chữ viết. Apple Newton thất bại vì đi trước thời đại 20 năm, nhưng xu thế thiết kế ARM bắt đầu cất cánh từ những năm 1987.

  • 1993: Nokia muốn phát triển một dòng điện thoại không cục gạch, nghĩa là có menu, biểu tượng và game. ARM được chọn làm nhà thiết kế chip. Một năm sau, Nokia 6110 và làm cuộc cách mạng đầu tiên về điện thoại di động. Sự thành công của Nokia đem về cho ARM một lượng tiền lớn.

  • 2007: Apple giới thiệu iPhone đầu tiên dùng chip ARM 32-bit 620MHz (overclocked) làm nên cuộc cách mạng smartphone.

  • 2011: Phiên bản Raspberry Pi prototype dùng ARM ra đời, bắt đầu trào lưu máy tính nhúng giá rẻ với chip ARM

  • Năm 2016, một công ty của Nhật tên là Softbank mua lại ARM với giá 32 tỷ USD, bằng tổng sản lượng của Vietnam trong 2 tháng.

Mô hình hoạt động

Khoảng 1/2 lợi nhuận của ARM đến từ các sản phẩm di động, và phần còn lại đến từ các chip sử dụng trong TV, máy truyền thông, cảm ứng, xe hơi, máy in. Các công ty có 2 cách lựa chọn để làm ăn kinh doanh với ARM:

  • Kiểu buffet:Với khoảng 10 triệu Mỹ cành mỗi năm, một ông lớn nào đó như Samsung sẽ được quyền chọn bất ký thiết kế nào của ARM chip từ 1 catalog.
  • Kiểu hoa hồng: ARM sẽ thu về khoảng 20 đến 40 cents cho mỗi điện thoại có ARM chip được bán ra (smartphone thì cao hơn 1 xí).

Các khách hàng hầu bao nặng của ARM như Apple, Samsung, Nvidia thuê một đội ngũ kỹ sư thiết kế chip để chỉnh sửa chúng cho phù hợp với yêu cầu của mình. Có thể nói, thành công của Apple dựa vào sự kết hợp giữa ứng dụng chạy mượt mà và thời gian sử dụng pin lâu, một điểm mạnh của dòng chip ARM. Việc mua lại thiết kết của ARM để thiên biến vạn hóa chúng tiết kiệm cho các công ty này khoảng vài tỷ Mỹ cành mỗi năm.

Mô hình kinh doanh của ARM rất đơn giản dựa vào việc giàn trải các rủi ro, nghiên cứu và phát triển các ý tưởng mới. ARM gánh các công việc không ai làm là ngồi nghiên cứu và kiếm nhiều tiền khi khách hàng của mình bán được nhiều sản phẩm. Có thể nói, các kỹ sư ở ARM cũng giống như các công nhân lao động phổ thông trong nhà máy Apple ở TQ, gánh hết phần việc nặng nhọc (thiết kế chip) để cho các công ty mobile có thời gian sáng tạo các sản phẩm mới hon.

 

So sánh với Intel

Mô hình đối lập của ARM là Intel.

Intel thiết kế từ A tới Z cho chip của riêng mình, và được xem là tối tân nhất thế giới hiện nay. Năm 2014, Intel chi khoảng 12 tỉ cho các nhà máy của mình ở Mỹ, Israel, TQ. Các nhà máy thuộc loại tối tân nhất thế giới này đang cố gắng nhồi nhét hàng tỉ transitor vào một tấm silicon bằng khoảng đầu ngón tay với hi vọng gấp đôi mật độ transitor mỗi 18 tháng (định luật Moore). Điều này đồng nghĩa với việc sáng tạo không ngừng trong các lãnh vực vật lý, khoa học vật liệu và software.

Có vài công ty đang cố gắng chạy đua vơi Intel như IBM và Samsung, tuy nhiên không ai chiếm được vị thế của ông trùm này. Đơn giản là Intel có nhà máy quá tốt, và các nhà phân tích đồng ý là Intel dẫn đầu các công ty sản xuất chip khác với khoảng cách 2 năm. Vì thế, nhà máy Intel thực sự là các cỗ máy in tiền, với mỗi chip Intel có giá từ 37 đến 4616 USD. Sự thành công của Intel là điều hiển nhiên, nhưng lại không đem lại sự đột phá về mặt kinh doanh. Vì một lí do nào đó Intel đã bỏ lỡ cuộc bùng nổ công nghệ smartphone. Trong khi đó, đội ngũ kỹ sư ARM trong Apple trở thành một trong công ty sáng giá nhất trên thế giới, và Qualcomm trở thành nhà sản xuất chip hàng đầu dựa trên số lượng sản xuất và sản phẩm chào mời.

 

Tương lai

Phân tích như trên thì có lẽ ARM sẽ dần dà chiếm lĩnh ngôi của ông trùm Intel với số lượng thiết bị ngày càng nhiều. Năm 2016, Intel cắt dòng chip Atom, chính thức rời bỏ cuộc chơi smartphone và tablet. Tuy nhiên, ông trùm không thể bỏ cuộc dễ dàng như vậy, và quyết định rời bỏ thị trường này là quyết định hoàn toàn đúng đắn. Cuộc cách mạng smartphone đã diễn ra gần 10 năm, và ngay cả Apple cũng đã không còn sức hấp dẫn nữa. Nhắm tới Internet của Vạn Vật sẽ là cuộc cách mạng tiếp theo, Intel đã chú trọng vào dòng chip Intel Quark (chạy trên Arduino Galileo) từ những năm 2013. Trong khi ARM vẫn đang dẫn đầu trong cuộc đua IW với các board thông dụng giá rẻ như Raspberry Pi, Intel đang chuẩn bị vào cuộc chơi mới. Việc Arduino tách ra thành 2 công ty .cc và .org đã mở ra cho Intel một lối đi mới và các board Arduino về sau (ở Mỹ) sẽ là một lãnh vực cho Intel. Ta hãy chờ xem cuộc đua này đi tới đâu nhé!

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

(Phòng chống) Nghệ thuật hắc ám với ESP8266 - Phần 2: Thích thì DoS thoai

Chúng ta thường nghe nói DoS (Denial of Service) như là 1 thứ gì đó cao siêu hắm ám chỉ có tin tặc cao thủ mới đủ khả năng làm. Bài này tui sẽ hướng dẫn các bạn một dự án DoS wifi hàng xóm rất đơn giản chỉ với 2 module ESP8266. Lưu ý là các bạn nên thử nghiệm có trách nhiệm nếu không muốn cục tình báo C2 gõ cửa hỏi thăm.

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Arduino lưỡng quốc diễn nghĩa - Truyền nhân UNO và MEGA

Đây là bài tiếp theo về cuộc đại chiến giữa hai công ty Arduino. Phần này tui sẽ giới thiệu về phiên bản nâng cấp của board UNO và MEGA huyền thoại, phát triển bởi Arduino.org (Italia). Các board này sẽ được niêm giá vào mùa thu năm nay.

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: