Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 18: Tạo ứng dụng đồ họa để điều khiển Arduino

Đây là phần 18 của chuỗi bài viết “Lập trình Arduino không cần viết code”

- Xem lại phần 17 tại đây

Xin chào các bạn, hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn điều khiển Arduino thông qua ứng dụng đồ họa tự tạo trong mBlock. Chúng ta sẽ sử dụng các tab đồ họa mà phần mềm cung cấp để tạo ra ứng dụng bật tắt 3 led.

Mục tiêu: Hướng dẫn các bạn làm ra một ứng dụng đồ họa đơn giản để điều khiển Arduino, mà cụ thể ở đây là điều khiển 3 led.

Chuẩn bị

  • Arduino đã được úp firmware của mBlock
  • 3 led
  • 3 điện trở 220 ôm

Lắp mạch như hình

Vẽ giao diện ứng dụng

Trước tiên nhớ kết nối mBlock với Arduino nhen. Xóa cái con panđa ban đầu đi, ta đâu có cần nó đâu hehe.

Kích vào icon trong hình để vẽ một layout mới

Bộ vẽ của mBlock cũng khá đơn giản (Đơn giản hơn paint luôn ý chứ), mình đã vẽ một hình tròn màu đỏ làm nút nhấn để bật led đỏ

Chúng ta có thể nhân đôi layout bằng cách kích phải chuột vào layout đó và chọn duplicate. Mình đã vẽ thêm nút xanh và vàng bằng cách nhân đôi lên và dùng icon hũ sơn trong thanh vẽ để thay màu xanh và vàng cho 2 nút này.

Kích Scripts để làm việc với layout, mình sắp xếp chúng lại cho đẹp hơn. Bạn giữ trái chuột kéo layout để sắp xếp.

Tương tự, mình đã tạo thêm 3 nút tắt cho  3 led.

Lập trình

Đầu tiên lập trình cho các nút bật. Các bạn chọn đối tượng sự kiện “Khi layout được kích”. Ở đây khi sự kiện kích layout xảy ra, mình cho nó xuất tín hiệu điện áp cao cho pin 8 (led đỏ). Tương tự với 2 nút bật led xanh và vàng, bạn nhấn phải chuột lên đối tượng sự kiện và chọn duplicate để nhân đôi khối lập trình, sau đó kích chọn layout khác trong mục Sprites để cho layout đó có khối lập trình giống layout gốc, bạn chỉ cần thay lại pin cần xuất là ok.

Làm tương tự cho các nút tắt led.

Ok. Sau đó ta nhấn icon toàn màn hình để thấy cho rõ và bắt đầu điều khiển thôi.

Thú vị không nào. Cái này đơn giản hơn Processing rất nhiều, nhưng chỉ có điều nó không xuất ra file chương trình exe được đâu mà chỉ hoạt động với mBlock thôi, bởi thế nó mới được coi là phần mềm cho newbie.

Kết luận

Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong cách tạo ra một ứng dụng đồ họa cơ giản để điều khiển arduino, mà cụ thể ở đây là điều khiển 3 led. Chúc các bạn lập trình, chế tạo thật vui và có nhiều dự án hay và thú vị để chia sẻ cùng mọi người trong cộng đồng. Nếu thấy bài mình hay thì nhấn cái nút Rate Note để ủng hộ nha :)). Xin cảm ơn

lên
23 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 16: Lập trình Arduino thời gian thực - Lập trình sự kiện

Đây là phần 16 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 15 tại đây

Xin chào các bạn, hôm nay mình sẽ cho các bạn thấy được sự thú vị nhất của phần mềm lập trình kéo thả mBlock. Đó chính là lập trình thời gian thực. Từ việc lập trình thời gian thực này ta có thể tạo ra được các game hay điều khiển Arduino bằng ứng dụng đồ họa, bởi đơn giản mBlock cũng hỗ trợ tạo ra game hay đồ họa. HeHe, bạn cũng có thể nói rằng nó là sự kết hợp 2 trong 1 của Processing và Arduino. Tất nhiên là ta chỉ làm được khi bạn kết nối Arduino với mBlock.

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu về thạch anh

Xin chào các bạn! Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một linh kiện điện tử cũng khá quan trọng trong mạch arduino. Đó là thạch anh. Nhân tiện, nếu được thì một hôm nào đó mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng thạch anh luôn nha. Giờ thì vào đề luôn.

lên
33 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.