Ngôn ngữ Wolfram - Học vẽ đồ thị trên Raspberry Pi

Mô tả dự án: 

Trong bài Học làm toán với Raspberry Pi tui đã hướng dẫn các bạn một số lệnh cơ bản để giải toán với ngôn ngữ Wolfram. Nếu các bạn không thích số và ký tự Toán học thì bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn vẽ đồ thị nha!

Đồ thị cơ bản

Lệnh vẽ đồ thị trong Wolfram là "Plot". Ví dụ bạn muốn vẽ hàm (x+1)/(x+2) trong miền (-3,3) thì câu lệnh sẽ là:

Plot [ (x+1)/(x+2), {x,-3,3)]

Nếu bạn muốn vẽ đồ thị 3 chiều thì thêm chữ "3D" vào sau Plot. Ví dụ: bạn muốn vẽ hàm sin(xy) trong 3 chiều thì câu lệnh sẽ là:

Plot3D[ Sin[x*y], {x,-3,3}, {y,-3,3} ]

Bạn có thể nhấp chuột vào hình và xoay chỉnh các góc nhìn. Chú ý: bạn bắt buộc phải để dấu nhân hoa thị * giữa x và y, nếu không Wolfram sẽ hiểu xy là một biến chứ không phải là tích 2 biến.

Còn vẽ bất đẳng thức thì sao? Bạn thêm chữ "Region" vào trước hàm Plot[ ]. Ví dụ: Bạn muốn vẽ tập hợp các số (x,y) thỏa mãn x^2 + (y/2)^2 < 9:

RegionPlot[ x^2 + (y/2)^2 < 9, {x,-10,10), {y, -10. 10} ]

Nâng cao

Đầu tiên là vẽ nhiều đồ thị cùng 1 lúc. Bạn chỉ cần cho các hàm vào giữa 2 ngoặc nhọn { }, thêm lệnh PlotLegends -> "Expressions" để dán nhãn. Ví dụ bạn muốn vẽ 2 hàm Sin[x] và Cos[x] thì câu lệnh sẽ là:

Plot[{Sin[x], Cos[x]}, {x, 0, 2 Pi}, PlotLegends -> "Expressions"]

Để việc vẽ đồ thị sinh động hơn, ta sẽ dùng lệnh "Manipulate" để thay đổi các hệ số và quan sát ảnh hưởng của chúng. Ví dụ: muốn thử xem hàm Sin[n*x] thay đổi như thế nào khi hệ số n thay đổi, ta dùng lệnh sau:

Manipulate[Plot[Sin[n x], {x, 0, 2 Pi}], {n, 1, 20}]

Bạn có thể kéo thanh trượt để xem n ảnh hưởng đến đồ thị thế nào. Hoặc bạn có thể nhấn vào dấu + ở cuối thanh trượt để có thể tinh chỉnh nhiều hơn:

Dĩ nhiên các bạn có thể tinh chỉnh nhiều hệ số cùng 1 lúc:

Manipulate[ ParametricPlot[{a1 Sin[n1 (x + p1)], a2 Cos[n2 (x + p2)]}, {x, 0,    20 Pi}, PlotRange -> 1, PerformanceGoal -> "Quality"], {n1, 1,   4}, {{a1, 1}, 0, 1}, {p1, 0, 2 Pi}, {{n2, 5/4}, 1, 4}, {{a2, 1}, 0,   1}, {p2, 0, 2 Pi}]

Sau đó bấm vào dấu + ở góc trên cùng bên trái để nó tự chạy

Ứng dụng của Wolfram trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật là rất lớn. Chúc các bạn trẻ thành công!

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Một dự án được truyền cảm hứng với "LED RGB chung cực dương"

Sau khi đọc xong bài viết "Làm thế nào để điều khiển được LED RGB", mình cũng muốn làm thử. Tuy nhiên khi đặt mua thì lại nhận được loại LED RGB có cực dương chung. Vậy làm sao áp dụng được?

 

lên
33 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Giới thiệu về ngôn ngữ Wolfram trên Raspberry Pi

Nếu bạn để ý thì các hệ điều hành Raspberry Pi sau này đều đi kèm với chương trình Wolfram và ngốn khá nhiều bộ nhớ (gần 500MB). Các bạn đừng xóa đi nhé, vì đây là 1 ngôn ngữ lập trình rất hay với kho dữ liệu sống khổng lồ bao la. Tuy nhiên đây là một ngôn ngữ lập trình còn khá mới mẻ ở Việt Nam và chưa nhận được sự quan tâm từ cộng đồng cho lắm.

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hot: Orange Pi Zero IoT đã ra lò!!!

Vậy là Raspberry Pi Zero W đã được lên kệ hơn 1 tháng. Và đúng như dự đoán, các bạn Trung Quốc đã nhanh chóng cho ra đời 1 sản phẩm nhái đúng chất Tàu xì để cạnh tranh với Raspberry Pi Foundation. Chúng ta không lạ gì với các thể loại Pi cam, chuối, mận, trong đó Orange Pi có lẽ là sản phẩm Pi nhái ưa thích nhất ở VN với giá thành hợp túi tiền người tiêu dùng. Gần đây họ cho ra đời một sản phẩm mới có tên là Orange Pi Zero IoT với giá 10 Mỹ cành với hy vọng chiếm thị phần của Pi Zero W vốn dĩ luôn khan hàng. Ta hãy cùng xem sản phẩm này có gì đặc biệt nha! 

lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: