Tạo webserver với Intel Edison

Mô tả dự án: 

Tạo webserver với Intel Edison như thế nào? Có khó không? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn tạo webserver với board mạch này. Mình thấy cực kì dễ luôn, bạn thử xem.

Chuẩn bị

Nếu bạn chưa biết SSH, chưa biết Intel Edison là gì thì xem bài viết trước của mình và làm theo nhé!

Chuẩn bị cho Edison

Lưu ý

Bạn cần làm các bước như mình nói ở đây trước nhé.

Chúng ta sẽ sử dụng nodejs (Đã được cài đặt trên edison) để làm dự án này. Chúng ta sẽ dùng project https://github.com/makers-ns/edison-workbook/ để sử thử nghiệm nhé. Giả suy cập vào SSH và giả sử IP của bạn sau khi gõ lệnh dưới là 192.168.2.24 

ifconfig wlan0

Sau đó, clone project trên về và cd vào thư viện SimpleWebServer, mục tiêu của bài viết hôm nay.

git clone https://github.com/makers-ns/edison-workbook

 cd edison-workbook/SimpleWebServer

npm install

Tiến hành khởi tạo server và config server

Để test server, bạn chạy lệnh sau

node app.js

Trong đó file app.js là file config của nodejs. 

Sau đó, một thông báo sẽ hiện ra

Example app listening on port 3000

Bạn truy cập vào địa chỉ web 192.168.2.24:3000 và thay số bằng ip của bạn 192.168.2.24 nhé.

Done, server của bạn đã online. Đây là một server html đơn giản, các bạn có thể dùng javascript + html để lập trình tiếp nhé. 

Bạn chỉ việc sửa nội dung trong thư mục files là xong. Ví dụ như mình sửa file index.html trong thư mục files thành như sau:

cd files

vi index.html

Sau đó thay bằng nội dung:

<html>
  <head>
    <title>Toi yeu Arduino</title>
  </head>
  <body bgcolor=white>

    <table border="0" cellpadding="10">
      <tr>
       <tr>
        <td>
          <img src="images/intel.jpeg">
        </td>
        </tr>
        <tr>
        <td>
          <h1>Chay duoc roi ne!</h1>
        </td>
      </tr>
    </table>

  </body>
</html>

Kết quả, ta đa

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ TMP36 - Khoảng đo từ -40 đến 125 độ C

Mình thấy cảm biến nhiệt độ LM35 rất rẻ và hoạt động cũng tương đối chính xác. Tuy nhiên, độ bền của nó không cao vì mình thấy mình chỉ dùng cảm biến LM35 trong khoảng thời gian 3 tháng, sau đó phải thay cảm biến khác (để đo nhiệt độ luộc gà). Bản thân mình không thích điều đó nên thử dùng một cảm biến khác cũng có chức năng tương tự là TMP36 và thấy nó hoạt động bền hơn (đã đến tháng thứ 4 nhưng chưa hư). Mình xin chia sẻ với các bạn nhé. Loại này hơi khó tìm và không thông dụng, nhưng nó bền hơn hẳn LM35 các bạn nhé.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

So sánh hiệu năng giữa Raspberry Pi 3 và Raspberry Pi 2

Raspberry Pi 3 được giới thiệu với thông tin nổi bật là có sẵn Wifi và Bluetooth. Đồng thời Raspberry Pi Foundation cũng khẳng định: Pi 3 với ARM Cortex A53 sẽ nhanh hơn khoảng 50% so với Pi 2. Wifi và Bluetooth có sẵn thì có thể dễ dàng test được rồi, nhưng tốc độ xử lý nhanh hơn liệu có đúng ?

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.