Cảm biến nhiệt độ TTL - Độ nhạy cao

Mình thấy bài viết của Đỗ Hữu Toàn rất hay, nay mình có cơ hội dùng cái cảm biến nhiệt độ TTL này nên giới thiệu với mọi người luôn. Do hướng dẫn sử dụng cũng giống cái của Toàn nên mình viết dưới dạng bài viết truyền cảm hứng để gom nhóm với Toàn.

I. Giới thiệu

Cảm Biến Nhiệt Độ (Thermal Sensor Temperature) trên được sử dụng để đo nhiệt độ môi trường xung quanh với độ nhạy cực cao, giúp phát hiện sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, cảm biến tương thích với hầu hết các board vi điều khiển như Arduino.

Biến trở trên module giúp điều chỉnh mức nhiệt độ mà module Cảm biến nhiệt độ sẽ cảm nhận, chẳng hạn như chúng ta cần chỉnh cho module sẽ phát hiện ở nhiệt độ là 50 độ C, thì trong môi trường 50 độ C , vặn biến trở đến khi đèn màu xanh trong module sáng lên là được, lần sau khi đúng nhiệt độ đó module Cảm biến nhiệt sẽ tự động báo cho chúng ta biết (đèn xanh sẽ sáng lên). Khoảng nhiệt độ mà cảm biến có thể cảm nhận tốt là trong khoảng 20 – 80 độ C.

II. Cách sử dụng

a. Kết nối

Cảm biến độ ẩm đất có 4 chân : Vcc, GND, 2 ngõ ra là D0 ( cho giá trị trả về mức logic 0 1) và A0 (giúp bạn có thể đọc được chính xác). Bạn có thể dùng 1 trong 2 chân này...Ở đây đọc giá trị của cả 2 chân ( để các bạn hiểu là chính ) 

Cảm biến nhiệt độ TTL Arduino UNO
Vcc 5V
GND GND
D0 2
A0 A0

b. Code

void setup() 
{
  Serial.begin(9600);//Mở cổng Serial ở mức 9600
  pinMode (2, INPUT);
  pinMode (13, OUTPUT);
}
 
void loop() 
{
  int value = analogRead(A0);     // Ta sẽ đọc giá trị hiệu điện thế của cảm biến
                                      // Giá trị được số hóa thành 1 số nguyên có giá trị
                                      // trong khoảng từ 0 đến 1023
  Serial.println(value);//Xuất ra serial Monitor                   
  delay(10);
  
  // Đọc giá trị D0 rồi điều khiển Led 13
  if (digitalRead (2) == 0)
  {
 	digitalWrite (13, HIGH);
  }
  else{
 	digitalWrite (13, LOW);
  }
}

III. Lời kết

Chúc các bạn thành công!!!! Share và Rate Node cho mình nhé

Những hình ảnh về dự án: 
Bài viết truyền cảm hứng: 
lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Một dự án được truyền cảm hứng với "LED RGB chung cực dương"

Sau khi đọc xong bài viết "Làm thế nào để điều khiển được LED RGB", mình cũng muốn làm thử. Tuy nhiên khi đặt mua thì lại nhận được loại LED RGB có cực dương chung. Vậy làm sao áp dụng được?

 

lên
33 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Cách reset board Arduino bằng phần mềm để giúp các dự án lọc nhiễu

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp cần phải reset mạch Arduino để giải quyết vấn đề. Ví dụ như: nhiễu điện khi dùng module NRF24L01 hoặc module 315MHz. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn reset board mạch Arduino từ các dòng code trong Arduino để các bạn có thể "tự động reset" board để tự "giải nhiễu".

lên
20 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Trình mô phỏng Raspberry Pi trên Linux với QEMU

Hiện nay việc sở hữu một board mạch Raspberry Pi đã không là quá khó đối với mọi người. Thế nhưng đôi khi bạn cần phải giả lập hệ thống của Raspberry Pi trên máy tính (linux) của bạn bởi những lý do sau:

  • Bạn cần dev và test cho một software trước khi chạy trên board
  • Bạn cần một môi trường giả lập để làm quen trước khi sắm cho mình một board thực sự
  • Bạn cần test tương tác giữa nhiều hệ thống

Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn cách cài đặt hệ thống giả lập Raspberry Pi trên máy tính linux

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.