Hướng dẫn cài đặt và sử dụng từ A-Z cho Orange Pi Lite - Cài Armbian và kết nối wifi lần đầu

Mô tả dự án: 

Mục đích: Đây là loạt bài viết A-Z hướng dẫn các bạn cài đặt và sử dụng Orange Pi Lite để phát triển dự án Iot. 

Chủ đề: Hướng dẫn cài hệ điều hành Armbian và thiết đặt mạng wifi lần đầu cho Orange Pi Lite. Les't Go wink

Công cụ chuẩn bị

Trước khi bắt tay vào cài đặt cho Orange Pi Lite chúng ta cần chuẩn bị một số công cụ cần thiết dưới đây:

Chép file Armbian vào thẻ bằng Rawrite32

Bước 1: Các bạn giải nén file Armbian vừa tải về vào một thư mục, để ý file .raw dung lượng 1.5GB

Bước 2: Bỏ thẻ nhớ vào Adapter hoặc đầu đọc thẻ sau đó kết nối vào máy tính.

Bước 3: (Optional) Format thẻ nhớ, chọn FAT32 sau đó chọn OK.

Bước 4: Mở phần mềm Rawrite32 và chọn Open tìm thư mục đã giải nén Armbian chọn All file để hiển thị tất cả, click file .raw có dung lượng lượng 1.5GB nó sẽ tự động đọc.

Bước 5: Sau đó chọn thẻ nhớ ở Target và sau đó ấn vào Write to disk để tiến hành chép vào thẻ nhớ, mất khoảng 3-4 phút cho thao tác này.

Bước 6: Sau khi chép xong bạn có thể tắt phần mềm, tháo thẻ cẩn thận khỏi máy tính không tháo đột ngột nhé tránh lỗi thẻ khi cài về sau.

Kết nối Usb ttl và cài đặt driver

Bước này xảy ra nếu máy bạn không nhận driver của Usb ttl PL2303, thường xảy ra trên win10 các bạn tiến hành các thao tác sau:

Bước 1: Giải nén thư mục PL2303 vừa tải và chạy file .exe để cài đặt.

Bước 2: Kết nối Usb ttl vào máy tính, vào trình quản lý chọn Manage -> chọn Device Manager -> ở mục Ports (COM & LPT) ta sẽ thấy lỗi chưa nhận thiết bị có dấu chấm thang, click chuột phải vào dấu chấm thang chọn Update Driver Software 

Bước 3: Chọn Browser my computer for driver software -> chọn Let me pick from a list of drivers on my computer -> chọn phiên bản 3.3.2.105 [10/27/2008] -> và kết thúc bằng Next. Lúc này driver sẽ nhận và không còn dấu chấm thang bạn hãy ghi nhớ tên COM ở đây nhé (ví dụ: COM6)

 

Tiến hành cài hệ điều hành

Lưu ý: Bạn phải thực hiện các bước dưới đây theo đúng trình tự để tránh gây lỗi hoặc gấy hỏng thẻ nhớ

Bước 1: Bạn gắn thẻ nhớ vào Orange Pi -> kết nối các dây breadboard giữa Usb ttl và Orange Pi theo bảng bên dưới -> Cắm Usb ttl vào máy tính.

Orange Pi Lite Usb ttl PL2303
TX RX
RX TX
GND GND

Bảng 1: Dành cho Usb ttl Pl2303

Orange Pi Lite Usb ttl Cp2102
TX TXD
RX RXD
GND GND

Bảng 2: Dành cho Usb ttl Cp2102

 

Bước 2: Mở phần mềm Putty -> chọn kết nối Serial (mặc định là SSH) -> nhập tên COM bạn đã ghi nhớ trong mục cài driver lúc nãy (ví dụ của mình là COM6, nếu bạn quên hãy vào lại Divice Manager xem Ports) -> nhập tốc độ truyền 115200 (mặc định là 9600) -> nhấn Open để mở.

Bước 3: Lúc này bạn cắm nguồn vào cho Orange Pi, bạn sẽ thấy trên màn hình Putty chương trình sẽ tự động cài đặt trong khoản 1 phút (nếu như bước này không thực hiện được bạn cẩn thận rút nguồn -> rút Usb ttl sau đó tháo thẻ lau sạch và tiến hành lại Bước 1).

Bước 4: Tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành đăng nhập (nhớ tắt Vietkey để tránh bị dấu gây lỗi), bạn nhập vào dòng login: root, dòng Password: 1234, dòng (current) UNIX password: nhập lại 1234, tiếp đến nó sẽ yêu cầu nhập pass mớinhập lại xác nhận pass mới bạn chọn một mật khẩu an toàn và độ dài ít nhất 8 kí tự nhé smiley 

Bước 5: Tiếp tục đăng nhập login lại lần nữa với lệnh rootpassword là pass bạn mới tạo ở bước trên, màn hình giao diện debian sẽ xuất hiện như bên dưới. Nó sẽ yêu cầu bạn tạo cái username bạn nhập tên bạn muốn vào (ví dụ: arduino), tiếp đến nó tạo một loạt các thông tin cho bạn điền như: Full Name, Room Number, Work Phone, Home Phone, Other bạn có thể điền vào tùy thích hoặc có thể Enter bỏ qua cũng được. Dòng kế tiếp là xác nhận thông tin bạn nhập Y để đồng ý, tiếp đến nó hỏi bạn có muốn thay đổi cài đặt màn hình hiện tại bạn chọn N để tiết kiệm năng lượng. Như vậy là bạn đã hoàn thành bước cơ bản cho việc cài đặt hệ điều hành cho Orange Pi Liteangel

 

 

Thiết đặt vào mạng wifi lần đầu cho Orange Pi Lite

Để tiện lợi cho việc sử dụng về sau, bạn sẽ cho con Orange Pi này kết nối vào mạng wifi lúc đó bạn sẽ không cần phải dùng con Usb ttl để đăng nhập Putty qua Serial nữa mà thông qua SSH. Các bạn thực hiện command các lệnh sau:

Bước 1:

vi /etc/network/interfaces

Bước 2: Các bạn dùng phím xuống di chuyển con trỏ xuống cuối sau đó bạn nhấn phím Insert (hoặc tổ hợp fn + insert) để nhập lệnh sau:

auto wlan0
iface wlan0 inet dhcp
        wpa_conf /etc/wpa_supplicant/wpa_supplicant.conf

Bước 3: Nhấn phím ESC sau đó tổ hợp phím Shift + Z Z về lại chế độ command bạn nhập lệnh sau:

vi /etc/wpa_supplicant/wpa_supplicant.conf

Bước 4: Bạn nhấn phím Insert (hoặc tổ hợp fn + insert) để nhập các dòng sau:

network={
        ssid="tên wifi nhà bạn"
        psk="mật khẩu wifi"
}

Bước 4: Nhấn phím ESC sau đó tổ hợp phím Shift + Z Z về lại chế độ command bạn nhập lệnh sau:

ifconfig wlan0 up 
ifup wlan0

Bước 5: Nhập lệnh ifconfig để kiểm tra lại IP hiện tại, sau khi có IP các bạn mở lại Putty và nhập vào khung IP address của loại kết nối SSH, ô Port nhập vào 22 (mặc định) và Open và tiến hành đăng nhập bình thường kaka wink

Như vậy chúng ta đã hoàn thành quá trình cài đặt wifi cho Orange Pi, nếu chưa kết nối được bạn nên kiểm tra lại trong quá trình nhập lệnh hoặc tên và pass wifi bị sai rồi thực hiện lại các bước trên. Trường hợp nếu như trong quá trình sử dụng Orange Pi có thể mất IP cũ bạn không đăng nhập được sử dụng phần mềm ScanIP để kiểm tra xem nó bị chuyển sang IP mới nhé. Bài sau sẽ hướng dẫn các bạn cài Wiring OP và Nodejs, chúc các bạn thành công devil

Youtube: 
Armbian Orange Pi - Hướng dẫn cài hệ điều hành và kết nối wifi cho Orange Pi
lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Hướng dẫn sử dụng YOLO (You Only Look Once) - Nhận dạng hình ảnh vật thể với Raspberry Pi sử dụng YOLO

Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cách nhận dạng hình ảnh mới nhất và đang hot hiện nay trên máy tính :)  đó chính là YOLO (You only look once) YOLO là một hệ thống phát hiện vật thể thời gian thực hiện đại nhất, bộ dữ liệu đa dạng cho phép chúng ta làm các dự án liên quan như: đếm số người trong một khu vực, nhận dạng đông vật nuôi, đếm số phương tiện giao thông...

 Ở bài này chúng ta sẽ chạy thử nghiệm nó trên Raspberry Pi cho các dự án nhận dạng ảnh đơn giản và không yêu cầu về mặt thời gian :) vì YOLO chủ yếu dùng cho các hệ thống máy tính mạnh, cấu hình cao . Hãy thử build nó lên Raspberry xem sao nhé ;)

lên
28 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu Servo SG90 và cách điều khiển bằng biến trở

Servo là một hệ thống truyền chuyển động bao gồm: motor, bánh răng, mạch điều khiển. Cho phép đầu ra dịch chuyển từ 0 đến 180 độ. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như: điều khiển góc quay của camera quan sát, điều chỉnh góc của một chiếc xe điều khiển từ xa, hay là điều chỉnh góc của cánh tà máy bay, cho đến việc gắp vật / di chuyển cánh tay robot...

lên
46 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.