Cấu hình lại Raspberry Pi: raspi-config

Việc cấu hình lại hệ điều hành Raspbian có thể giúp bạn sử dụng Raspberry Pi  dễ dàng và hiệu quả hơn.

Để mở giao diện cấu hình cho Pi ta dùng lệnh:

sudo raspi-config

Bảng sau sẽ hiện ra:

Ý nghĩa của các thông số trong config menu này:

Info: Thông tin về công cụ này.Expand: Mở rộng file hệ thống, cho phép người dùng sử dụng tối đa dung lượng thẻ nhớ SD.Overscan: Chỉnh thông số để hình ảnh hiển thị phù hợp với màn hình.Keyboard: Thay đổi chuẩn bàn phím. Chuẩn mặc định là chuẩn Anh, hơi khác so với chuẩn mà người Việt Nam sử dụng.Password: Thay đổi password. Password mặc định là raspberry.Change Locale: Đổi địa phương. Mặc định là Anh.Change timezone: Đổi múi giờ.Memory split: Thay đổi dung lượng bộ nhớ dành cho CPU và GPU.Overclock: Thay đổi tốc độ của vi xử lý. Mặc định là 700MHZ.SSH: Secure Shell Cho phép truy cập và điều khiển Raspberry Pi từ thiết bị khác thông qua mạng.Boot_behaviour: Vào màn hình Desktop ngay sau khi đăng nhập.Update: Cập nhật raspi-config.

Sau khi cài đặt xong chọn finish và khởi động lại Raspberry Pi:

sudo reboot

Những hình ảnh về dự án: 
Bài viết truyền cảm hứng: 
lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

LED fade với NodeJS

Thấy bài viết của Tôi yêu Arduino rất hay, mình quyết định thử và thành công. Sẵn tiện demo cho các bạn một ví dụ hay về nó luôn, đó là fade led 11. Sẽ có 2 vấn đề bạn học được: một là, hàm fade led và delay; hai là ứng dụng của .bind(this) trong javascript.

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hoodloader2 - Sức mạnh của 2 vi điều khiển trên một board mạch Arduino - USB Host với Arduino UNO / Mega2560

Trước đây, bạn đã từng đặt câu hỏi, cái con Atmega16U2 trên mạch Arduino Uno / Mega2560 của mình làm nhiệm vụ gì chưa? Nếu bạn đã từng đọc bài giới thiệu về Arduino Uno hay Arduino Mega 2560 thì có thể sẽ biết con Atmega16U2 đó sẽ làm nhiệm vụ USB-to-Serial, hay nói cách khác là tạo cổng COM ảo từ đó lập trình cho con vi điều khiển Atmega328p (UNO) hoặc Atmega1280 (Mega 2560). Nhưng khi mình tra datasheet con Atmega16U2 thì thấy rằng, chúng ta đang có một sự lãng phí lớn (12KB flash, 512byte ram) nhưng chỉ nạp bootloader DFU để biến nó thành một mạch USB-to-Serial. Đem vấn đề này đi hỏi ksp, thì mình đã được khai sáng bằng một bootloader với cho con Atmega16U2 này, nó có tên là Hoodloader2 và nó sẽ giúp ta biến con Atmega16U2 này thành một mạch Arduino hoàn chỉnh! Nói cách khác, với Hoodloader2, ta có thể làm việc với 2 con vi điều khiển trên mạch Arduino Uno / Mega2560. HACK NÃO chưa nào?

lên
24 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.