GPS và Arduino - Phần 2: Lấy dữ liệu từ vệ tinh GPS

Xin chào mọi người! Ở phần trước, mình đã giới thiệu về hệ thống GPS, bạn có thể xem lại tại đây. Và ở phần 2 này, mình sẽ hướng dẫn các bạn lấy dự liệu từ vệ tinh GPS. Ok, tìm hiểu nào.

Lấy dữ liệu bằng cái gì ?

Ta sẽ lấy dữ liệu bằng module thu GPS và module này sẽ giao tiếp với arduino thông qua chuẩn UART TTL (Giao thức Serial). Cụ thể ở đây là con Ublox Neo M8N. Ảnh nó nè:

Nó có tới 6 chân, nhưng ta chỉ cần quan tâm tới 4 chân

  • Vcc: Nguồn 3V3 => 5V
  • GND: Cực âm
  • Tx: Nối Rx
  • Rx: Nối Tx

Thực hành

Chuẩn bị

  • Arduino bất kì, mình dùng Uno thôi.
  • Module GPS

Sơ đồ thì như hình sau:

Bạn sẽ thắc mắc tại sao mình lại mắc 2 chân Tx Rx module vào pin 3 và 2 đúng không. Bởi vì module này giao tiếp qua giao thức Serial, trong khi Uno chỉ có 1 cổng, mà ta lại cần 2 cổng: 1 cổng giao tiếp với module và 1 cổng giao tiếp với máy tính (Để thông báo lên màn hình Serial Monitor ý). Vì vậy ta cần giả lập 1 cổng serial nữa (Ở đây mình giả lập 1 cổng có Tx là pin 2 và Rx là pin 3). Bạn hãy đọc bài viết này nếu chưa biết cách giả lập serial nha.

Lập trình

Để lập trình được, các bạn cần có thư viện TinyGPS, tải về tại đây, sau đó giải nén thư mục trong file nén đó vào thư mục library của arduino.

Ok, đây là code:

Kèm Serial Monitor cho đủ bộ nha :))

Sau khi úp code, module sẽ thu và gửi thông tin cho arduino mỗi giây một lần.

Giải thích

Đây là kết quả lấy dữ liệu:

Chú ý: Mình đã cố gắng tìm hiểu nhưng mình không hiểu hết được các thông số đó, nên mình chỉ giải thích những thông số mà mình biết thôi nha.

  • Sats: Mã vệ tinh cung cấp thông tin
  • Latitude: Vĩ độ của module thu (Đơn vị: Độ)
  • Longitude: Kinh độ của module thu (Đơn vị: Độ)
  • Date: Ngày (Theo múi giờ của nơi bạn sống)
  • Time: Giờ theo đồng hồ nguyên tử (Theo múi giờ của nơi bạn sống)
  • Alt: Độ cao của module so với mực nước biển (Đơn vị: m)
  • Distance Course Card to London: Mình nghĩ đây là khoảng cách từ module tới London. Nhưng mình không hiểu cái giá trị của tham số này. 

Tới đây thì mình bí haha :))).

Ở phần Distance Course Card to London, bạn hoàn toàn có thể thay đổi london thành nơi khác bằng cách:

  • Lấy vĩ độ, kinh độ của nơi bạn cần trỏ đến bằng google map (Cái này hỏi bác Gồ ý :D )
  • Thay vĩ độ và kinh độ vừa lấy lần lượt vào ô 1, 2 mình khoanh:

Kết luận

Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong cách lấy dữ liệu từ vệ tinh gps thông qua module thu gps và arduino. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn lập trình và chế tạo vui vẻ. Xin cảm ơn, nhớ Rate note cho mình nha :)))).

lên
43 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Shortcut02 - Điều khiển Servo từ xa thông qua biến trở

Đây là loạt bài vắn tắt chia sẻ kinh nghiệm giúp các bạn có thể sử dụng các mudule cũng như tiếp cận code một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn smiley

Mục đích bài viết: Hướng dẫn điều khiển một Servo trong các dự án robot từ xa thông qua module NRF24 bằng biến trở cool

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

[Khám phá thế giới IoT với bSmart] Bài 0 - Giới thiệu, giải thích, thư viện, hỗ trợ,....

   Xin chào các bạn, xu hướng vạn vật kết nối (Internet of Thing) đang đến gõ cửa từng nhà và chứng tỏ sức ảnh hưởng. Việc đón đầu xu hướng IoT là một điều tất yếu dành cho các nhà phát triển như chúng ta khi thế giới đang tiến nhanh trong cuộc cách mạng 4.0. Để đồng hành và giúp đỡ mọi người làm quen, bước đi trên con đường tiến vào thế giới IoT ấy, mình xin được giới thiệu đến các bạn chuỗi bài viết "Khám phá thế giới IoT cùng bSmart". Hi vọng qua chuỗi bài viết này, mình sẽ giúp đỡ được nhiều bạn trẻ hơn có cùng đam mê công nghệ có thể bước đầu nắm vững và tự sáng tạo cho riêng mình một dự án IoT thật độc đáo.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Điều Khiển Motor Brushless Bằng Arduino - Sử dụng module ESC

Xin chào các bạn bạn! Lâu nay chúng ta đã quen với loại động cơ thông thường gồm 2 dây được điều khiển bằng các module điều khiển động cơ. Nhưng  nhược điểm là công suất không được cao. Khi muốn làm các dự án cần motor công suất cao như dây phơi đồ tự thu khi trời mưa, băng tải chạy thời gian thực,..thì ta sẽ cần một loại motor khác có công suất cao hơn. Giải pháp đó chính là motor brushless hay còn gọi là motor không chổi than.

lên
27 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.