Một số ưu và nhược điểm của Intel Galileo

Trước khi mua một thứ gì đó, bạn luôn phải tìm hiểu trước về nó, và một điều hiển nhiên là bạn cần biết là nó hữu ích đến mức nào.Intel Galileo cũng vậy. Bạn sẽ nghĩ gì khi mang về nhà một mạch Intel Galileo và nhận ra rằng nó không có những thứ mà bạn cần ? Thật là muốn phát khùng đúng không ? Bài viết sau sẽ giới thiệu cho các bạn những điều đó. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn thấy được những ưu điểm của Intel Galileo, biết đâu nó lại phù hợp với bạn ?

Bài viết có tham khảo một số nội dung từ Intel Community

Những thứ có thể làm bạn thích thú

Galileo chạy hệ điều hành Linux

  • Bạn có thể dễ dàng triển khai các dự án lớn trên Galileo. Linux không phải là một hạt đậu nhỏ như MS-DOS.
  • Bạn có thể tạo ra một bản Linux thích hợp cho mình.
  • Bạn có thể thoải mái lập trình Galileo trên nhiều ngôn ngữ như Python, PHP, C++,... miễn là Galileo có cài các trình biên dịch cho những ngôn ngữ ấy.

Galileo mô phỏng các chức năng để giống hệt như Arduino

  • Galileo có thể dễ dàng tham gia vào các dự án Arduino mà không gặp nhiều khó khăn về tương thích.
  • Nếu bạn đã làm việc với Arduino rồi thì có thể dễ dàng chuyển qua làm với Galieo.

Galileo hỗ trợ chuẩn chân cắm Arduino pinout 1.0

  • Bạn có thể tận dụng các shield sẵn có của Arduino để mở rộng các chức năng của Galileo.

Galileo có cổng Ethernet tích hợp

  • Chỉ cần cắm dây vào là Galileo sẽ sẵn sàng kết nối vào mạng Internet. Tôi không nghĩ rằng bạn không thích điều này.

Galileo có khe cắm thẻ nhớ microSD

  • Nếu bạn cần lưu nhiều dữ liệu thì đây là một điểm cộng tuyệt vời cho Galileo.

Galileo có cổng mini-PCI Express

  • Ngoài việc mở rộng chức năng bằng các shield qua hàng chân cắm Arduino pinout 1.0, Galileo còn có thể mở rộng thêm nhiều chức năng như kết nối WiFi, Bluetooth, GSM, GPRS/3G,... bằng các loại card hỗ trợ giao tiếp qua cổng mPCIe.

Galileo có cổng USB Host

  • Điều này giúp Galileo có thể kết nối với hàng tá thiết bị ngoại vi khác sử dụng cổng USB.

Bạn có thể dễ dàng dùng Galileo như một web server

  • Bạn có thể dễ dàng xây dựng các dự án chạy trên nền web
  • Bạn có thể dùng Galileo để lưu trữ trang web của mình thay vì phải tốn tiền đi thuê các dịch vụ bên ngoài. 

 

Hãy cân nhắc kĩ những điều này khi đưa Galileo về nhà bạn

Galileo vẫn chưa thực sự giống Arduino hoàn toàn

  • Các hàm PusleIn(), Servo() chưa được hỗ trợ.
  • Timer1, mills(), micro() gặp một số trục trặc và không hoạt động hoàn hảo như trên Arduino.
  • Một số shield có thể chạy trên Arduino nhưng có thể sẽ không như thế nếu chúng được chạy trên Galileo.

Các chân I/O trên Galileo có tần số hoạt động chậm hơn trên Arduino khoảng từ 100 - 1000 lần

  • Galileo gặp khó khăn khi giao tiếp với một số cảm biến hay thiết bị ngoại vi. Cảm biến nhiệt độ - độ ẩm DHT11 là một ví dụ.
  • Bạn không thể dùng Galileo để điều khiển những thứ kiểu như Quadcopter. Những thứ như Quadcopter đòi hỏi tần số hoạt động của các chân I/O khá cao để giữ được thăng bằng.

Các thư viện Arduino có sử dụng các chức năng của chip AVR sẽ không hoạt động trên Galileo

  • Kiến trúc Arduino gắn liền với vi xử lí họ AVR (ATmega8/168/328), do vậy bộ xử lí Intel Quark X1000 trên Galileo sẽ không thể mô phỏng được những chức năng như vậy.

Galileo có mức tiêu thụ điện năng lớn

  • Để đánh đổi sức mạnh của bộ xử lí, Galileo cần có một nguồn điện với công suất đến 10W (5V - 2A). Đa phần các dự án chạy bằng pin không thể kham nổi mức tiêu thụ năng lượng này.

 

Nếu bạn là một người mới tập tành làm nghiên cứu, tôi khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm board mạch Raspberry Pi hoặc Arduino Yun. Intel Galileo vẫn chưa phải là một sản phầm hoàn thiện như những board mạch này. 

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Học Arduino qua dự án làm xe điều khiển từ xa - Phần 1: Tổng quan

Chắc hẳn nhiều bạn mới học Arduino đều muốn tự làm cho mình một chiếc xe điều khiển từ xa phải không nào ? Loạt bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những khúc mắc của bản thân. Mình sẽ tập trung trình bày những gì liên quan đến Arduino trong dự án này, do vậy, nói thẳng ra là sản phẩm làm ra chỉ thích hợp cho việc tìm hiểu về Arduino (hay nói đúng hơn là để chơi là chính) hơn là để thương mại hóa, để các bạn không hiểu nhầm.

lên
27 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

[Intel Galileo] Vài mẹo với Intel Galileo và hệ điều hành Linux Yocto (iot-devkit)

Trên đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn có thể làm việc hiệu quả hơn với hệ điều hành Linux Yocto (iot-devkit) trên Galileo mà mình đã tìm hiểu được. Bài viết này cũng tổng hợp lại các bài viết trước đó đã được đăng tại Arduino.vn

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.