Nhà sáng tạo trẻ với Intel Galileo, bạn có dám thử thách mình với Intel Galileo

Cộng đồng Intel Galileo Việt Nam là gì?

Là một người có sở thích tìm hiểu về mạch điện tử và mong muốn tự động hóa cuộc sống, ắc hẳn bạn đã từng nghe nói về những board mạch nhúng vi điều khiển như Intel Galileo, hay Raspberry Pi. Vào thời điểm hiện tại, Intel Galileo chỉ mới được ra đời được hơn 2 năm, nên các tài liệu và dự án liên quan đến board mạch này còn chưa nhiều như Raspberry Pi được. Đồng thời, các bạn học sinh và sinh viên Việt Nam đã được tự tay vọc board mạch Intel Galileo ở những cuộc thi mang tầm Quốc gia. Như vậy, với chính sách phát triển và đưa board mạch Intel Galileo vào việc tìm hiểu và nghiên cứu trong cộng trẻ Việt Nam, đây là một cơ hội rất tốt để những mầm xanh của đất nước được khám phá và tiếp cận việc thực hành những gì mình học một các thú vị.

Với mong muốn tạo một nơi để cập nhật và trao đổi kiến thức về Intel Galileo, nơi quy tụ những bạn trẻ đam mê công nghệ và muốn tự làm một cái gì đó cho bản thân nhằm tự động hóa cuộc sống thực, nơi công bố những sân chơi học thuật dành cho Intel Galileo trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi, Cộng đồng Arduino Việt Nam đã lập nên Cộng đồng Intel Galileo Việt Nam.

tôn chỉ, mục đích của Cộng đồng Arduino Việt Nam và hình thức hoạt động. Nên, chúng ta cần cộng đồng Intel Galileo Việt Nam để có một sân chơi và thảo luận.

Tài liệu về Intel Galileo

Hiện tại, các nguồn tài liệu Tiếng Việt về Intel Galileo là cực kỳ ít, phần lớn là nằm tại chuyên mục Intel Galileo của Cộng đồng Arduino Việt Nam. Về mặt tài liệu và cộng đồng Tiếng Anh thì rộng hơn, các bạn có thể tìm "bất kỳ" những thứ hay ho về Intel Galileo trên mạng bằng các từ khóa: "Intel Galileo + từ khóa tiếng Anh" hoặc "how to + làm một việc gì đó + Intel Galileo".

Sân chơi về Intel Galileo

Hiện nay, ở Việt Nam, có 2 cuộc thi lớn về học thuật về Intel Galileo dành cho học sinh phổ thông, đó là:

  1. Cuộc thi Tin học trẻ Toàn quốc về ArduinoIntel Galileo

    • Bảng E2: dành cho học sinh cấp 2 toàn quốc. Đối tượng mạch: Arduino Pro Mini.
    • Bảng E3: dành cho học sinh cấp 3 toàn quốc. Đối tượng mạch: Intel Galileo.
    • Thời gian:
      • Nộp hồ sơ từ 12/5-20/5/2015.
      • Nhận board: tháng 5 hàng năm.
      • Thi chính thưc: tháng 8 hàng năm.
    • Các bạn tham khảo trang chính thức về cuộc thi này tại đây (http://tinhoctre.info).
    • Quy mô: Đây là cuộc thi mang tầm vóc Quốc gia, với hơn 20 năm tổ chức (trong đó đây là năm thứ 2 tổ chức bảng sáng tạo với Intel Galileo)
    • Giải thưởng: 5 triệu đồng và các giải thưởng khác
  2. Young Maker Việt Nam:
    • Đối tương: học sinh cấp 3 ở thành phố Hồ Chí Minh
    • Thời giang: tháng 10 hàng năm
    • Tài liệu tham khảo: http://youngmakers.vn/
    • Quy mô: Thành phố Hồ Chí Minh

Còn đối với sinh viên, chúng ta vẫn chưa có một cuộc thi chính thức nào dành riêng để sáng tạo với Intel Galileo.

Tuy nhiên...

Sắp tới đây, từ một nguồn tin đáng tin cậy, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Intel Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc dành cho Sinh Viên Việt Nam với nội dung thi là "Nhà sáng tạo trẻ với Intel Galileo". Giải thưởng lên đến 20 triệu đồng. Các vấn đề về board mạch sẽ được ban tổ chức hỗ trợ, ngoài ra còn có một khoản tiền nho nhỏ vài triệu đồng giúp cho các bạn hoàn thiện dự án của mình. Chi phí đi lại, ăn ở sẽ được BTC đài thọ. Thông tin về cuộc thi sẽ được chính thức cập nhật sau, các bạn đón đọc nhé. heart

Vì vậy, các bạn sinh viên nếu có hoàn cảnh khó khăn nhưng có niềm đam mê tìm tòi có thể chiến đấu với khoa học công nghệ thì vẫn có thể tham gia. Ngoài ra, việc viết ra những bài viết hay về Intel Galileo hay Arduino để chia sẻ cho cộng đồng cũng là một cách cực kì hiệu quả để bạn tạo cho mình một bản CV hiệu quả.

 

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Code Arduino trên MÂY, bạn có muốn thử hay không?

Từ trước đến giờ, mỗi khi muốn lập trình một bé Arduino, bạn cần phải chuẩn bị driver cho Arduino (hiển nhiên buộc phải có, vì phải giao tiếp với thiết bị ngoại vi là mạch Arduino) và phần mềm lập trình Arduino IDE. Và khi bạn muốn chia sẻ code của mình cho bạn của mình thì cách đơn giản nhất là gửi file sketch cho họ, hoặc nếu cao cấp hơn là sử dụng github hoặc bitbucket (tất nhiên là phải include các thư viện bên thứ ba nếu có). Vậy vấn đề đặt ra trong ngày hôm nay là, liệu có cách nào để có thể chia sẻ sketch của mình với bạn bè và lớn hơn nữa là với cộng đồng Arduino trên thế giới (nói chung) và Việt Nam (nói riêng) hay không?

Và mình đã tìm ra câu trả lời, và không những thế, câu trả lời còn vượt ra ngoài sức mong đợi của chúng ta.

lên
20 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

kLaserCutter - Tự làm máy cắt laser bằng mã nguồn người Việt - Phần 1: "In" máy cắt của chính bạn

Tớ là một người rất thích bộ môn nghệ thuật Kirigami – cắt giấy. Tuy nhiên, tớ không phải là một người khéo tay và thường xuyên cắt phạm giấy hoặc bị thương. Nhưng không vì thế mà khiến tớ bỏ qua bộ môn nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo này. Các bạn thấy đấy, tớ đã đặt mục tiêu xây dựng chiếc máy cắt laser dưới 1 triệu đồng và đã hoàn thiện được nó. Tuy nhiên, trong phiên bản đó, vẫn có những điều tớ chưa hài lòng và cuối cùng những điều đó đã được khắc phục trong phiên bản máy cắt laser mã nguồn và phần cứng mở kLaserCutter - dự án phần cứng cùng với phần mềm mở đầu tiên ở Việt Nam.

lên
26 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.