TRẢI NGHIỆM SỬ DỤNG MQTT BROKER TRÊN RASPBERRY

Chào các bạn, như chúng ta đã biết IOT đang là một trong những từ khoá có lượt tìm kiếm và truy cập nhiều nhất trên thế giới. Đặc biệt kể từ khi cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, từ khoá IOT ngày càng được nhắc đến nhiều hơn và trở nên ngày càng phổ biến với cuộc sống thường ngày của mỗi người dân. Tuy nhiên việc tiếp cận với lĩnh vực này vẫn còn khá nhiều khó khăn về nhân lực và công nghệ, một trong số đó chính là cơ sở hạ tầng mạng, tính ổn định và liên tục của đường truyền . Đối với các dự án lớn, các doanh nghiệp người ta phải dành ra một khoàn chi tiêu rất lớn để đáp ứng được các yêu cầu trên, tuy nhiên với các dự án nhỏ, các bài tập môn học, đồ án môn học v.v… sẽ rất khó cho bạn nếu phải bỏ ra một khoản chi phí lớn đúng không nào. Vì thế mình tìm đến 1 giải pháp có một độ tin cậy cao, đường truyền ổn định mà chi phí lại thấp, vậy giải pháp đó là gì hôm nay mình sẽ review cho các bạn về trài nghiệm lần đầu tiếp cận và sử dụng giải pháp ấy nhéwinkwinkwink

Ok, let’s go !!!

I. Tổng Quan Về Phần Cứng Và Phần Mềm:

- Phần cứng:

Bạn chỉ cần chuẩn bị cho mình một số thiết bị phần cứng vô cùng đơn giản như sau

  • 1 module Raspberry (mình sử dụng Raspberry Pi 3 Model B+)
  • 1 dây nguồn cho Pi
  • 1 chiếc latop
  •  Mạng wifi

- Phần mềm:

Yêu cầu về phần mềm lại càng đơn giản hơn, máy tính của bạn chỉ cần cài sẵn iNut-node-red-ide (Nếu chưa thì bạn có thể xem bài hướng dẫn ở đây nha) và phần mềm Remote Deskop Connection có sẵn trong hệ điều hành của máy tính bạn. Vậy là đủ rồi, đơn giản quá phải không nào laughlaughlaugh

II. Cảm Nhận Khi Sử Dụng

Mình đã từng rất đau đầu khi tìm kiếm 1 giao thức truyền nhận dữ liệu ổn định cho các thiết bị trong dự án IOT của mình, cái thì quá phức tạp, cái thì đòi hỏi chi phí cao…cho đến khi mình biết đến và tìm hiểu vể MQTT-Broker trên Raspberry. Chắc là cũng không quá khi nói “ổn”, ổn định về đường truyền, ổn về tốc độ truyền nhận dữ liệu và ổn cả về chi phí bỏ ra yes

Các bước cài đặt rất đơn giản, nếu bạn nào chưa biết cách cài đặt như thế nào thì có thể bấm vào đây. Và ở đây nữa nha .

Chỉ cần 2 bài trên thôi là bạn đã cơ bản hiểu và biết được các MQTT-Broker hoạt động như thế nào rồi

Hướng dẫn rất là chi tiết luôn nha, việc của bạn chỉ đơn giản là ngồi nhâm nhi 1 cái bánh cùng với 1 ly café và cứ như vậy làm theo như hướng dẫn thôi nha laugh

Bạn nhớ làm theo từng bước 1 nhé đừng bỏ qua bất kỳ bước nào vì có thể xảy ra lỗi nếu bạn không thực hiện đúng theo trình tự của bài hướng dẫn.

Như các bạn thấy, ở đây mình có phát triển một webapp đơn giản dùng để điều khiển bật tắt 1 đèn led thông qua MQTT-Broker của Raspberry, việc truyền nhận dữ liệu và thực hiện lệnh rất nhanh, rất ổn định gần như là realtime luôn enlightened

III. Kết Luận

Thật đơn giản phải không nào, chúc bạn thành công nha, đừng quên chia sẻ những kiến thức bổ ích đến tất cả bạn bè của bạn nhé. Nhớ thường xuyên truy cập vào Arduino Việt Nam để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhé heart

 

lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

REVIEW LẦN ĐẦU TRẢI NGHIỆM VÀ SỬ DỤNG INUT CẢM BIẾN

Xin chào các bạn,hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn những cảm nhận đầu tiên của mình trong quá trình tiếp cận và sử dụng về iNut cảm biến. Vậy iNut cảm biến có gì hay và vượt trội hơn các thiết bị khác nhỉ, hãy cùng với mình khám phá nhé !  

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng Dẫn Làm 1 Webapp Đơn Giản Thông Qua iNut Cảm Biến Và MQTT-Broker Trên Raspberry

Chào các bạn ở bài trước mình đã hướng dẫn các bạn cách setup 1 MQTT-Broker trên Raspberry cũng như các gửi data từ iNut-Node-RED-IDE lên MQTT-Broker để xem nó hoạt động như thế nào. Hôm nay mình sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn sử dụng iNut cảm biến kết nối với MQTT-Local để xuất dữ liệu lên Node Red từ đó điều khiển bật tắt 1 đèn led đơn giản. Ok, bắt tay vào làm thôi. laugh

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.