Hướng dẫn sử dụng cảm biến khí GAS (MQ2) với Arduino

Mô tả dự án: 

Ở đây ta sẽ dùng Module cảm biến khí ga MQ2-GAS. Đây là cảm biến indoor nên bạn phải để nó trong nhà ở nhiệt độ phòng. Mức khí GAS nhận được bạn đọc về ở đầu ra dạng Analog của nó. Với Arduino thì ta dùng các chân Analog của nó để đọc.

Phần cứng cần chuẩn bị

Nối dây

Rất đơn giản, bạn chỉ việc nối dây theo bảng này:

Arduino MQ2
A0 Aout
VCC 5V
GND GND

Lập trình

Rất đơn giản, bạn chỉ việc đọc giá trị như đọc giá trị biến trở thôi.

void setup() {
  Serial.begin(9600);  //Mở cổng Serial để giap tiếp | tham khảo Serial
}
 
void loop() {
  int value = analogRead(A0);   //đọc giá trị điện áp ở chân A0 - chân cảm biến
                                //(value luôn nằm trong khoảng 0-1023)
  Serial.println(value);        //xuất ra giá trị vừa đọc
  
  
  //-----------------------------------------------------
  delay(1000);           //đợi 1 giây để bạn kịp tháy serial - (optional)
}

 

Lời kết

Đây là một bài viết khá đơn giản để giúp các bạn newbie có cái nhìn thân thiện hơn với Arduino và cảm thấy yêu lập trình với ứng dụng thực tế đọc khí ga.

Để test, bạn có thể dùng bình xịt dán, hay hộp quẹt,... và xì hơi vô tấm lưới của nó.

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ DS18B20 (-55°C đến +125°C) sai số ±0.5°C

Lại quay về vấn đề đo nhiệt độ, như ở bài trước, mình đã dùng cả LM35, cả TMP36. Nhưng rốt cuộc vẫn không hiệu quả, lần này mình đang sử dụng con DS18B20 này và cảm thấy khá ổn hơn so với lần trước. Nhiệt độ ít bị chênh lệch hơn và như quảng cáo là chỉ có sai số ±0.5°C thôi (nếu nhiệt độ trong phạm vi -10°C to +85°C, đáng để thử phải không nào?

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng dẫn sử dụng cảm biến nhiệt độ TMP36 - Khoảng đo từ -40 đến 125 độ C

Mình thấy cảm biến nhiệt độ LM35 rất rẻ và hoạt động cũng tương đối chính xác. Tuy nhiên, độ bền của nó không cao vì mình thấy mình chỉ dùng cảm biến LM35 trong khoảng thời gian 3 tháng, sau đó phải thay cảm biến khác (để đo nhiệt độ luộc gà). Bản thân mình không thích điều đó nên thử dùng một cảm biến khác cũng có chức năng tương tự là TMP36 và thấy nó hoạt động bền hơn (đã đến tháng thứ 4 nhưng chưa hư). Mình xin chia sẻ với các bạn nhé. Loại này hơi khó tìm và không thông dụng, nhưng nó bền hơn hẳn LM35 các bạn nhé.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Breadboard là gì? Vì sao khi dùng Arduino lại cần breadboard

Lúc mình mới học về Arduino thì ngoài khái niệm về Arduino, thì mình còn gặp thêm một khái niệm mới nữa là breadboard. Khái niệm này cũng không quá khó, nhưng để giúp các bạn mới học đỡ phải tìm kiếm google (yêu hàng Việt) nên mình xin mạn phép viết ngắn lại giúp các bạn mới tiếp cận với Arduino có thể rút ngắn thời gian tìm tòi?

lên
27 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Trình mô phỏng Raspberry Pi trên Linux với QEMU

Hiện nay việc sở hữu một board mạch Raspberry Pi đã không là quá khó đối với mọi người. Thế nhưng đôi khi bạn cần phải giả lập hệ thống của Raspberry Pi trên máy tính (linux) của bạn bởi những lý do sau:

  • Bạn cần dev và test cho một software trước khi chạy trên board
  • Bạn cần một môi trường giả lập để làm quen trước khi sắm cho mình một board thực sự
  • Bạn cần test tương tác giữa nhiều hệ thống

Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn cách cài đặt hệ thống giả lập Raspberry Pi trên máy tính linux

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.